Gia phả dòng họ

Lam Sơn sự tích lịch đại đế vương: Hoàng tộc nhà Hậu – triêù Lê Sơ (1428-1527)*    

   

HLVN – Nhà Hậu Lê – Lê sơ  là giai đoạn đầu của triều đại quân chủ nhà Hậu Lê. Nhà Lê sơ được thành lập sau khi Lê Lợi đứng lên dựng cờ tụ nghĩa, phát động khởi nghĩa Lam Sơn năm 1418, đánh bại quân Minh, mang lại độc lập cho Đại Việt  năm 1428. Thời đại Lê sơ có 10 vị hoàng đế thuộc 6 thế hệ, đây là thời kỳ các hoàng đế nhà Lê nắm trọn quyền hành, cũng là thời kỳ vĩ đại, hoàng kim của chế độ phong kiến Việt Nam. Đời Lê Thái Tổ (Lê Lợi), Lê Thái Tông, Lê Thánh Tông xã hội được đi vào ổn định, phát triển thịnh vượng. Năm Mậu Thân (1428), sau 10 năm kháng Minh thành công, Nhà Hậu Lê (Lê sơ) khai quốc, lên ngôi, đến năm Đinh Hợi (1527) là 99 năm. Từ năm Đinh Hợi (1527) đến năm Nhâm Thìn (1532), Nhà Lê sơ bị nhà Mạc soán ngôi, trải qua 6 năm không có niên hiệu hoàng đế.

 Anh hùng Lao động Lê Văn Tam, Chủ tich HĐHL VN chủ trì Lễ giỗ lần thứ 585 năm Đức Vua Lê Thái Tổ tại Lam Kinh 

I- Từ Triệu tổ Cao hoàng đế Lê Hối đến Lê Thái Tổ – Lê Lợi: Tổ tiên của Đức Vua Lê Lợi (ông cố, ông nội và cha của Lê Lợi).

– Triệu tổ Cao hoàng đế[1], Huyền tổ tên húy Lê Hối: Triệu tổ Cao hoàng đế mất, táng tại Lỗi Viên thôn Hào Lương.

– Phổ Từ Hoàng Thái hậu Nguyễn Thị Ngọc Duyên: quê huyện Lôi Dương, xã Quần Đội, sinh ra Tuyên Tổ Phúc hoàng đế, táng tại Lỗi Viên thôn Hào Lương.

– Tuyên Tổ Phúc hoàng đế, húy Lê Đinh: trưởng tử của Triệu tổ, giỗ ngày 21.10, táng tại Lỗi Viên thôn Hào Lương.

– Trinh Từ Hoàng Thái hậu Nguyễn Thị Ngọc Quách: quê huyện Lôi Dương, xã Xuân Lan, sinh ra Hiển tổ Trạch Hoàng đế.

– Hiển tổ Trạch Hoàng đế, tên húy Lê Khoáng[2]: con thứ của Tuyên Tổ, giỗ ngày 17.10, táng tại lăng Phật Hoàng, động Chiêu Nghi.

– Hiển Từ Hoàng Thái hậu Trịnh Thị Ngọc Thương[3]: quê huyện Lôi Dương, xã Thủy Chú – Vân Đô, sinh Thái Tổ Cao Hoàng Đế, giỗ ngày 17.10, táng tại lăng Bạch Thạch, thôn Chiêu Thị.

  1. Từ Thái tổ Cao hoàng đế Lê Lợi đến Cung Tông Hoàng đế, húy Thung (còn đọc là Xuân):

1/-Thái tổ Cao hoàng đế, họ Lê, húy Lợi: con út của Hiển tổ, Đệ tam cung, sinh ngày 6.8 năm Ất Sửu (1385).

Vào ngày 9.1 năm Mậu Tuất, lúc 34 tuổi, ông khởi nghĩa ở huyện Lam Sơn, hiệu Lam Sơn động chủ. Năm 44 tuổi-Mậu Thân, ông lên ngôi vua (1428), niên hiệu Thuận Thiên, sau đổi Thái Bảo, tại vị 6 năm, thọ 49 tuổi.

Mất ngày 22.8 năm Quý Sửu (1433), táng tại Tẩm Điện (chính tẩm). Cũng trong năm ấy 2.9 hỏa hóa tại điện Cảnh Phúc. Cũng năm ấy, ngày 23.12 chuyển về Vĩnh Lăng ở Lam Sơn.

– Chánh tẩm Thái phi Trịnh Thị  Ngọc Lữ: quê huyện Lôi Dương, xã Bái Đô, giỗ ngày 26.12, sinh con trưởng là Lê Tư Tề làm Quốc vương, sau giáng xuống Quận Ai vương.

– Cung Từ Hoàng Thái hậu Phạm Thị Ngọc Trần: quê huyện Lôi Dương, xã Quần Đội, sinh con là Văn Hoàng đế, giỗ ngày 24.3, táng huyện Lôi Dương, xã Thạnh Mỹ, lăng An Tiết, tại điện Hiển Nhân.

2/-Thái Tông Văn Hoàng đế, húy Lê Long[4]: con trai thứ của vua Lê Lợi, sinh ngày 22.11 năm Quý Mão (1423), hiệu Vạn Thọ Khánh Tiết.

Năm 11 tuổi, vào ngày 8.9 năm Quý Sửu (1433), lên ngôi vua, niên hiệu Thiệu Bình, tại vị 10 năm, thọ 20 tuổi, mất ngày 12 tháng 8 năm Nhâm Tuất (1442), táng tại Hựu Lăng, Lam Sơn.

– Tuyên Từ Hoàng Thái hậu Nguyễn Thị Ngọc Anh: quê huyện Đông Sơn, xã Bố Vệ, sinh ra Nhân Tông Tuyên Hoàng đế, giỗ ngày 3.10.

3/-Nhân Tông Tuyên Hoàng đế, húy Bang Cơ: con thứ của Thái Tông, sinh ngày 9.8 năm Tân Dậu, hiệu Khánh Thiên Thánh Tiết.

Năm 2 tuổi, vào ngày 3.8 năm Nhâm Tuất lên ngôi vua lấy niên hiệu Thái Hòa, sau đổi Diên Ninh, tại vị 18 năm, thọ 19 tuổi, mất ngày 3.10 năm Kỷ Mão (1459), táng tại Mục Lăng, Lam Sơn

– Quang Thục Hoàng Thái Hậu Ngô Thị Ngọc Dao: quê huyện Yên Định, xã Đồng Bàng, sinh Thánh Tông Thuần Hoàng đế, giỗ ngày 26.3, táng tại quận Yên Định, xã Đồng Bàn, lăng lập ở điện Thừa Hoa, thờ cúng ở điện Thung Thôn

4/-Thánh Tông Thuần Hoàng đế, húy Thành[5], con út của Thái Tông, sinh ngày 20.7 năm Nhâm Tuất 1442, hiệu là Sùng Thiên Thánh Tiết.

Vào năm 19 tuổi, năm Kỷ Mão lên ngôi vua, niên hiệu Quang Thuận, Thiên Nam động chủ.

Mười một năm sau, vào năm Ất Sửu cải nguyên Hồng Đức 29 năm,  tại vị 39 năm.

Ngày 2.6 năm Đinh Tỵ lập thần vị là “Thái tử hiệu Cảnh Thống thọ ngũ thập thất tuế”, mất ngày 30.1 năm Mậu Ngọ (1497), táng tại Chiêu Lăng, Lam Sơn

– Huy Gia Hoàng Thái hậu Nguyễn Thị Ngọc Huyền: quê huyện Tống Sơn, xã Gia Miêu, sinh ra Hiến Tông Ưng Hoàng đế, giỗ ngày 21.3

5/-Hiến Tông Dung Hoàng đế, húy Tăng[6]: con trưởng của Thánh Tông, sinh năm Giáp Ngọ.

Năm 24 tuổi lên ngôi ngày 2.2 năm Đinh Tỵ, niên hiệu Cảnh Thống, xưng Thượng Dương Sơn động chủ, tại vị 8 năm, thọ 31 tuổi, mất ngày 24.5  năm Giáp Tý, táng tại Hựu Lăng.

– Trang Thuận Hoàng Thái hậu Lê Thị Ngọc Hoàn: quê huyện Thiên Thi, xã Bình Lăng, sinh Túc Tông Khâm Hoàng đế, giỗ ngày 15.12

6/-Túc Tông Khâm Hoàng đế, húy Thuần : con trưởng của Hiến Tông, sinh năm Tân Dậu. Năm 17 tuổi, ngày 2.6 năm Giáp Tý lên ngôi vua, niên hiệu Thái Trinh, tại vị 7 tháng, thọ 4 tuổi, mất ngày 18.12 năm Giáp Tý, táng tại Chiêu Lăng, Lam Sơn.

– Nhu Ý Hoàng Thái hậu Nguyễn Thị Ngọc Thi, quê huyện Đông Ngạn, xã Phù Chẩn, sinh Đức Tông Kiến hoàng đế, giỗ ngày 22.3.

7/-Đức Tông Kiến hoàng đế húy Phô: sinh năm Mâu Ngọ, lúc 16 tuổi, năm, ngày 28.12 năm Giáp Tý lên ngôi vua, niên hiêu Đoan Khánh, tại vị 6 năm, thọ 21 tuổi, mất ngày 8.12 năm Kỷ Tỵ (1409), táng tại quê mẹ huyện Đông Ngạn, xã Phù Chẩn, An Định lăng.

– Huy Từ Hoàng Thái hậu Trinh Thị Ngọc Tuyên: quê Lôi Dương, xã Vĩnh Chú, sinh ra Minh Tông Triết hoàng đế.

8/-Minh Tông Triết Hoàng đế, Nhương đế, húy Sùng: con trưởng của Đức Tông, sinh năm Ất Mão (1495).

          Năm 15 tuổi, ngày 3.5 năm Kỷ Tỵ, ông lên ngôi vua, niên hiệu Hồng Thuận, tại vị 8 năm, thọ 22 tuổi, mất 13.11 năm Bính Tý, táng tại huyện Khâm Thiên, xã Mỹ Xá.

-Đoan Mục Hoàng thái hậu Lê Thị Ngọc Loan Bảo: quê huyện Cát Trì, xã Vĩnh

Trung, sinh ra Chiếu Tông Thần Hoàng đế, giỗ ngày 13.11, táng tại Đoan Khắc điệ

9/-Chiêu Tông Thần Hoàng đế: con trưởng của Minh Tông, sinh năm Ất Sửu, năm 12 tuổi, ngày 20.4 năm Bính Tý lên ngôi vua, niên hiệu Quang Thiệu,

Tại vị 7 năm, bị Mạc Đăng Dung giáng làm Đà Dương vương, thọ 18 tuổi, mất ngày 1.12 năm Nhâm Ngọ, táng tại Lam Sơn Nguyễn Xá, gần xã An Lạc.

-Gia Khánh Hoàng Thái hậu Lê Thị Ngọc Quỳnh: quê huyện Đoan Nguyên, sinh Trang Tông Dụ hoàng đế

*10/-Cung Tông Hoàng đế, húy Thung (còn đọc là Xuân): là cháu của Đức Tông, là con thứ của Minh Tông, là em của Chiêu Tông, sinh năm Mậu Dần.

Khi ông 5 tuổi, vào tháng 8 năm Nhâm Ngọ (1522) lên ngôi vua, niên hiệu Thống Nguyên, tại vị 6 năm, bị Mạc Đăng Dung soán vị, thọ 10 tuổi, mất năm Đinh Hợi, táng tại huyện Khâm Thiên, xã Mỹ Hợp, An Tiết lăng.

Trích Lam Sơn sự tích lịch đại đế vương, Bảo Đại năm thứ 19 (1944), tháng Hai, phụng sao. Bản V.1305 của Viện Nghiên cứu Hán Nôm

Người dịch: Phạm Thúc Hồng

Tổ chức biên soạn – Hiệu đính: TS.BS. Lê Văn Nho

* Hoàng tộc Nhà Hậu Lê – Triều Lê sơ là đề mục do chúng tôi xây dựng.

                                                                 TS.BS. Lê Văn Nho

                                                                                                 Ủy viên Ban TV HĐ HLVN

                                    Ban khoa học gia phả – Kết nối dòng họ

Tài liệu tham khảo:

Đại Việt sử ký toàn thư

Lê triều ngọc phả (Hoàng Lê ngọc phả)

Lê tộc sinh hạ

Hoàng Lê ngọc phả tập ký

Lam Sơn sự tích lịch đại đế vương

Gia phả tộc Trịnh làng Thủy Chú – Vân Đô (Xuân Thắng- Thọ Xuân- Thanh Hóa)

[1] Các danh hiệu này là do Lê Lợi sau khi lên ngôi vua đã suy tôn Cao tổ, Tằng tổ, Nội tổ và cha mẹ ruột của mình.

[2] Theo Lê triều ngọc phả: Lê Khoáng và Trịnh Thị Ngọc Thương sinh 3 trai và 3 gái. 3 trai: Lê Học (Hiển Tổ trưởng tử, phong Chiêu Hiếu Vương), Lê Trừ (Hiển Tổ thứ tử, tôn Hoằng Dụ Vương), Lê Lợi (Thái Tổ, Hiển Tổ quý tử).

Con Lê Học: Lê Thạch (Lê Học trưởng tử, phong Trung Dũng Vương).

Con của Lê Trừ: Lê Khôi (Trưởng tử, Chiêu Huy Đại vương), Lê Khang (Thứ 2, Hiển Công Vương), Lê Khiêm (Thứ 3, Xương quốc công),. Theo Lê tộc sinh hạ (1429): Lê Trừ còn có 2 con trai là Lê Sao (Qùy Quốc công) và quý tử là Lê Đạo (Thiếu úy Quận công). 3 gái: Công chúa Lê Thị Ngọc Vị (Tá), Lê Thị Ngọc Triển và Lê Thị Ngọc Biền.

[3] Theo gia phả Trịnh tộc làng Thủy Chú: Cụ bà Trịnh Thị Ngọc Thương táng tại quê nhà của bà ở đồi Thao Quang, làng Thủy Chú (nay thuộc xã Xuân Thắng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa).

[4] Theo Lê triều ngọc phả: vua Lê Thái Tông có 4 con trai, 4 con gái. 4 con trai: Lê Nghi Dân (con trưởng), Lê Khắc Xương (con thứ 2), Lê Bang Cơ (Vua Lê Nhân Tôn, con thứ 3), Lê Tư Thành (vua Lê Thánh Tông, con út).  4 con gái:  trưởng nữ là Lê Thị Ngọc Đường, thứ là Lê Thị Ngọc Hoàn (cùng mẹ với Nhân Tông), thứ 3 là Lê Thị Ngọc Điểm (cùng mẹ với Nghi Dân), út là Lê Thị Ngọc Tiết (cùng mẹ với Thánh Tông, là Ngô Thị Bính).

[5] Theo Lê triều ngọc phả: Vua Lê Thánh Tông có 14 con trai, 20 con gái.

14 con trai: Lê Tăng (Lê Hiến Tông), Lương vương (Lê Thuyên), Tống vương (Lê Tung), Đường vương (Lê Cảo), Kiến Vương (Lê Tân), Phúc vương (Lê Tranh), Diễn vương (Lê Thông), Quảng vương (Lê Táo), Lâm vương (Lê Tương), Ứng vương (Lê Chiêu), Nghĩa vương (Lê Cảnh),Trấn Vương (Lê Tranh),Triệu vương (Lê Thoan), Kinh vương (Lê Kiện).

20 con gái: Công chúa vua Lê Thánh Tông :

Công chúa Gia Thục (trưởng nữ), Ý Đức, Thụy Hoa, Chiêu Huy, Thiên Vương, Quỳnh Phương, Bảo Thanh, Dương Xuân, Mãn Đường, Thao Chi, Nhụy Vân, Cẩm Vinh, Giáng Hương, Cảnh Bình, Đoan Hòa, Kính Thuận, Diễm Văn, Trang công chúa, và hai công chúa mất sớm.

Các tin liên quan