Cách đây 600 năm, mảnh đất Quần Anh (Huyện Hải Hậu,Tỉnh Nam Định) chỉ là cồn đất rộng, sinh lầy, gò đất nhấp nhô; nước ngọt lẫn nước mặn, nhờ phù sa sông Ninh Cơ bồi đắp mà thành, dân chài lưới chưa mấy ai tới. Vùng đất hoang rậm rạp thì nguồn cá, muối ở đây càng nhiều, lại nhân việc quê cũ Tương Đông (nay là xã Nam Thanh huyện Nam Trực) song lở, đất hẹp khó bề sinh sống. Trải qua cuộc kháng chiến 10 năm chống giặc nhà Minh, kinh tế đất nước hết sức khó khăn, Vua Lê lúc đó khuyến khích cho dân được “tích thổ hợp dân”.
Khoảng năm 1463 thời Vua Lê Thánh Tông, Tổ Trần Vu dâng biểu xin vua Lê cho làm Dinh Điền Sứ. Khi được chấp thuận, Tổ đã xuống trước mượn đất ở Xối Nước xã Hương Cát (nay là thôn Hương Cát, xã Trực Thành Huyện Trực Ninh ) làm nơi trú ngụ; lực con nước đưa dân phu đi thuyền sang sông: lấy việc vỡ ruộng đất làm căn bản; nấu muối, đánh cá là nghề thiết thực để các họ xuống sau…Bởi việc vỡ ruộng lập ấp là lâu dài và phải thu dụng nhiều người. Cái lẽ tự nhiên là như vậy. Lượng thế mình Tứ Tổ tính toán làm gì trước, làm gì sau, có người khai khẩn ít, có người khai khẩn nhiều, mưu đồ lập ấp đã hình thành.
Từ Cầu Đông về phía Tây là do Tứ Tổ (Trần Vu,Vũ Chi,Hoàng Gia,Phạm Cập) khai hoang mở mang trước. Lấy xóm Phú Cường là mảnh đất đầu tiên khai thác thành công, nên được mang trọn hai chữ Phú Cường để từ đây đất Phú, đất Cường được mở rộng thành xóm, thôn, làng, xã. Khu phía Tây: Xứ Cồn Khuôn, Vĩ Châu do Tổ Họ Lê khai khẩn (lập nên thôn Tây Cường).
Tiếp sau đó (1511) từ Cầu Đông mở rộng sang phía Đông do Tổ họ Nguyễn tranh đấu với dân Quần Mông và khai khẩn thêm.
Thủy Tổ Họ Lê xuống đây từ khi nào ?
Lịch sử Đất Quần Anh ghi:
Năm 1511 – Hồng Thuận thứ 3: Cồn Ấp đổi tên thành Quần Cường Ấp, đê điều được củng cố, đất rộng người đông, sông ngòi được quy hoạch thành công. Trong có 10 giáp ngoài có 4 thôn: Đông Cường, Tây Cường (còn gọi là thôn An Cường gồm Cồn Khuôn, Cát Gỉa). Trung Cường và Bắc Cường. Vua Lê Dục Tông cho Quần Cường đổi thành xã Quần Anh.
Sau khi thành lập xã cho khai khẩn phía Đông”. Như ghi nhận trên, thì Thủy tổ ta phải xuống trước nhiều năm trước khi thành lập lên xã Quần Anh(1511). Bởi khi đã có ruộng đất, có dân cư mới có thôn. Vậy ai khai hoang lập ấp tại Cồn Khuôn, Vĩ Châu để thành xóm Tây Cường.
Nếu tính theo các đời con cháu họ Lê – Quần Anh, đến nay hậu duệ tiên Tổ có đến đời thứ 18. Cách tính đời của người Trung Quốc mỗi đời tính trung bình là 30 năm, thì tính từ đời thứ nhất đến nay là 540 năm; Có thể tính ra tiên tổ ta xuống đây khai hoang lập ấp khoảng năm 1473. Chỉ xuống sau tổ Trần Vu xuống là 10-15 năm.
Khi Quần Cường ấp đổi thành xã Quần Anh có ca dao rằng:
“Báo khoa chịu thuế,
Chuẩn ngạch tư điền,
Tên đổi Quần Anh,
Từ Lê Hồng Thuận (Tam niên 1511).”
Có hai bài ký do cụ Cử nhân Nguyễn Lý và của cụ Nhất Khánh kính soạn về họ Lê – Quần Anh như sau: “Theo bản Thân ước của Quần Anh thì Thủy Tổ họ Lê đứng thứ 3 trong Cửu Tộc. Hoàng thủy cơ tổ có 3 vị là anh em cùng nhau từ đất Tương Đông xuông lập ấp:
Lê Công, tự Toàn Vinh,
Lê Công, tự Huyền Đô,
Lê Công, tự Đạo Thông.”
Các sách Quần Anh địa chí, Quần Anh tiểu sử…vv. Đều viết: “Ba cụ Tổ họ Lê đến đất này, chưa biết tự năm nào. Song lúc đó mối lợi bể vừa mở mang ruộng đất vừa đan lưới đánh cá, nấu nước biển mà làm muối. Đó là việc khi mới đến, tiếp theo cùng các Tổ đắp đê dài, khơi ngòi sâu, chia đồng làm ruộng, vạch đất làm làng.” “Ba anh em Họ Lê khai khẩn ở Cồn Khuôn (thôn Tây Cường) 780 mẫu ruộng ddaasrt, ở Vĩ Châu (nay thuộc Ninh Cường) 450 mẫu tổng số: 1.230 mẫu ruộng đất”. Liên hệ với thực tế thì Quần Khuôn, Cát giả: Đông giáp Quần Anh, Tây giáp Tổng Linh Cường, Bắc giáp Phạm Pháo, Đông giáp biển. Như vậy Cồn Khuôn, Cát Gỉa đều là đất Quần Anh, còn có nghĩa Tổ Họ Lê bỏ ra biết bao công của đắp đê bao bọc đất Cồn Khuôn – Cát Gỉa. Đến khoảng năm 1739 dân Cát Chử mới di cư từ làng cũ sang Cồn Khuôn – Cát Gỉa một cách quy mô.
Các công trình đắp đê ma ngăn mặn, khai sông mà đón được nước ngọt; do vậy đời sống nhân dân được ổn định. Nhà nông chăm chỉ ruộng đồng, đất đai ngày cnagf mở rộng. Lúa gạo tăng, nguồn thu tăng, công cuộc lập ấp dần dần trở thành hiệu quả. Các công trình Đình, Chùa, Miếu, Cầu, Cống được xây dựng quy mô.
Nhân dân Quần Anh có thơ ghi công Tiên Tổ như sau:
“Xây Đình nơi họp hội chung,
Dựng quán có chỗ nhà nông làm đồng,
Chia đất đai thành khoảnh, thành vùng,
Đặt tên cho những con song, con ngòi”
………
Tại sao con cháu Thủy Tổ Họ Lê không có ai ở lại xóm Tây Cường?
Có hai giả thiết được đặt ra:
– Một là: Khi khai khẩn thành công lập lên Quần Cường ấp, nguồn lợi từ biển đem lại rất lớn, các họ ở khắp nơi nghe tin kéo nhau về, nên Cát Tổ có chủ trương đưa tất cả con cháu các họ có nguồn gốc từ quê hương Tương Đông xuống ở trong Thập Gíap. Vì là đồng hương dễ bảo nhau cùng góp công góp sức xây dựng các công trình mà các Tổ đề xướng, mặt khác dễ bảo vệ nhau.
– Hai là: Do giặc giã cướp phá, chiếm mất ruộng đất, nên Thủy Tổ ta phải đưa con cháu về tụ cư ở Thập Giasp:Vì có tài liệu ghi lại như sau: “Khi khai khẩn thành công, các Tổ lập bia vuông đề truyền thần, bia tròn để ghi công đức. Tiếc thay vào năm 1740, Vũ Đình Dung ở làng Ngân Gìa huyện Nam Chân nổi loạn chống lại triều đình Lê- Trịnh; từ Nam Trực, Trực Ninh tràn sang Quần Anh cướp của giết người, đốt nhà; man rợ hơn chúng đập phá bia, đốt phả ký của Quần Anh và các họ. Nhân dân Quần Anh vùng lên chống lại, tử trận 19 người. Nay ở Đình Phong Lạc xã Thượng còn bài vị “ Vì dân tử trận”.
Về dòng họ Lê Quần Anh phân chi như sau:
Khi con cháu đông, tiền nhân ban đầu tạm thời chia thành 3 chi: Bá Chi thờ Tổ Toàn Vinh, Trọng chi thờ Tổ Huyền Đô, Qúy chi thờ Tổ Đạo Thông. Trong chi sau nay con cháu phát triển đông; Chi Trọng tiếp tục chia ra 7 chi: Giasp, Ât, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, chi. Do điều kiện đất bồi nhanh “Thập giáp” dân số đông nên con cháu Tổ tiếp tục ra đi khai khẩn dần ra phía biển, như xã Hải Phương, Hải Long, Hải Sơn và Hải Cường…. Đều có từ đường các chi ngành của dòng họ Lê Quần Anh.
Về từ đường Đại Tộc: Khi Tiên Tổ mất đi, tại Đất Thu Điền (sau Chùa Lương), các tiền nhân có xây từ đường hướng Bắc, phía trước là ngôi mộ Thủy Tổ Huyền Đô, sau khi chia xã (1804) xét thấy con cháu Tổ chủ yếu tập chung ở xã Trung (Hải Trung) và xã Hạ (Hải Phương, Hải Sơn..), nên các tiền nhân quyết định dời từ đường về xã Trung. Ban đầu xây từ đường tạm, thờ Thủy Tổ ở Quán Đông (nay thuộc Đội 16 xã Hải Trung) chờ tìm nơi đất thiêng xây Tổ miếu. Sau 5-10 năm, vào năm Thiệu Trị thứ 6 (1846) sau khi được cụ Lê Xuân Tùng (đời thứ 9 – Kỳ chi) tiến cúng đất, ruộng, các tiền nhân đặt móng xây từ đường. Từ đường xây dựng quy mô như ngày nay, hình chữ Quốc: Tiền đường, trung đường, thiêu hương hai bên ống muống sau cùng là Hậu cung. Mặt tiền có “Cồn hình Nhân bái tướng” án ngữ, phía đông, nam có sông Bồng Nhện uấn quanh, có đường bộ nối liền các xã trong huyện, thuận tiện cả đi thuyền và đi bộ. (Tại từ đường còn lưu giữ hai bia cổ ghi lại).
Hàng năm, Tế lễ tổ vào ngày 14, 15 tháng giêng, ngày 15 tháng 7, tế lễ tiết Đông Chí. Giỗ Tổ Cô vào ngày 8 tháng 4 âm lịch.\
Mộ Thủy Tổ: tại đất Thu Điền (sau chùa Lương xã Hải Anh) có lăng mộ Thủy Tổ Trọng Chi là lăng mộ cổ, phía tây là lăng mộ của Thủy Tổ Bá Chi và Quý Chi. (Năm 1985, huyện Hải Hậu đào sông mới vào phạm vào vị trí 3 ngôi mộ của họ Lê. Họ di dời về đặt chung vào 1 lăng). Trên 2 lăng mộ Thủy Tổ khi cải táng đều tìm thấy bia: Ghi bằng chữ Hán nội dung giống nhau:
“ NGUYÊN MỘ TẠI CÁT CHỬ ĐỊA PHẬN, TỤC HIỆU CỒN VẼ.
KIM TÔN THỐNG TỪ TẠI QUẦN ANH XÃ.
(Từ đường hiện nay quy về một mối tại xã Quần Anh Trung (xã Hải Trung).
LÊ TỘC TỔ MỘ CHÍ.
TỰ ĐỨC THẬP LỤC NIÊN, THU NGUYỆT. (1862)
LÊ VĂN BÁCH CUNG TIẾN.”
2 bia hiện nay được đặt tại bàn thờ trong cổ lâu được xây mới năm 1995.
Sự nghiệp khai cơ lập ấp của Thủy Tổ Họ Lê trên đất Quần Anh xưa được triều đình nhà Nguyễn ghi nhận công lao bằng sắc phong- Năm Khải Định cửu tiên (1924):
Đứng đầu ba an hem là Thủy Tổ: Lê Toàn Vinh:
“DỰC BẢO TRUNG HƯNG LINH PHÙ TÔN THẦN, CHUẨN KỲ PHỤNG SỰ”
Phong sắc cùng năm cho Tổ cô: HỒNG HOA HOÀNG LƯƠNG
“BẢO TRUNG HƯNG LINH PHÙ TÔN THẦN, CHUẨN KỲ PHỤNG SỰ, THẦN KỲ TƯƠNG HỮU, BẢO NGÃ LÊ DÂN.
Với truyền thống uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây của con cháu họ Lê sinh ra và lớn lên trên đất Quần Anh lịch sử lẽ nào lại quên ơn Tiên tổ, Cữ mỗi độ Xuân về, đất trời thay đổi nhà nhà xum họp. Họ hàng, quay quần. Ngày Rằm tháng giêng hàng năm hơn 250 con cháu tổ về đây, thay mặt hàng vạn con cháu họ trên toàn nước, hướng lên Long Bài, dâng nén hương thơm Tế tổ ngày xuân, để tỏ lòng tri ân tiên tổ đã về đây. Lập lên cơ nghiệp, sinh thành ra lớp con cháu con, cuộc sống con cháu họ Lê ngày càng phồn thịnh. Ấy là nhờ hồng phúc lớn lao của tiên tổ.
Với truyền thống “Trung hậu truyền gia,Bảo ngã tử tôn”, không vì xa đời mà trễ nải, lâu đời mà phân ly, đoàn kết một long, tôn kính lễ nghi, mãi mãi giữ cho cơ nghiệp Tổ Tiên chẳng bao giờ mòn mỏi.
Còn tiếp…..
(Kỳ sau: Các thành tích cỉa hậu duệ Tiên Tổ Họ Lê chiến đấu bảo vệ và xây dựng quê hương đất nước).
CHÁU ĐỜI THỨ 13
LÊ THANH TUYỀN
TRƯỞNG BAN TRỊ SỰ HỌ LÊ ĐẠI TỘC- QUẦN ANH.