HLVN– Tộc Lê Quang – Năng An – Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi có thủy tổ, tiền hiền là Cai tri Phó tướng Lê Quang Đại tham gia bình Chiêm Thành năm 1471 dưới triều Vua Lê Thánh Tông và sau khi bình Chiêm thắng lợi Nhà Vua lập Đạo Thừa tuyên Quảng Nam (tháng 6/1471) đã được sai phái ở lại cai quản, khai phá vùng đất Sông Vệ xưa, lập làng, phát triển dòng họ, truyền hậu thế đến nay 22, 23 đời.
Di tích nhà thờ và mộ Phó tướng Quản Khê hầu Lê Quang Đại
Nhân kỷ niệm 550 năm, Vua Lê Thánh Tông lập Đạo Thừa tuyên Quảng Nam (1471-2021) và ngày Giỗ Ngài Cai tri Phó tướng Quản Khê hầu Lê Quang Đại của tộc Lê Quang – Năng An, chúng tôi tìm hiểu thân thế sự nghiệp của Ngài Lê Quang Đại, cũng như tìm hiểu thêm các công thần Đỗ Đại, Lê Đại, Đỗ Khuyển được ghi trong các nguồn tư liệu chính sử, tư liệu khác để làm sáng tỏ Ngài Lê Quang Đại có mối liên hệ như thế nào về huyết thống, nhân thân với các Ngài có tên trên.
1. Về hành trạng, thân thế sự nghiệp của Đỗ Khuyển, Đỗ Đại, Lê Khuyển, Lê Đại qua các nguồn tư liệu:
1.1. Hành trạng mang tên Đỗ Khuyển, Đỗ Đại, Lê Khuyển:
– Theo Đại Việt sử ký toàn thư (bản Chính Hòa 1697 viết dưới triều Hậu Lê) [1]:
‘’Có người cáo giác Đại đô đốc Lê Ngân thờ Phật Quan Âm trong nhà để cầu mong cho con gái mình là Huệ phi được vua yêu. Vua ngự ra ở cửa Đông thành, sai Thái giám Đỗ Khuyển dẫn 50 võ sĩ lục soát nhà Ngân, bắt được tượng Phật và các thứ vàng bạc, tơ lụa. Ngày hôm sau, Ngân vào chầu, bỏ mũ ra để tạ tội. Vua sai bắt nô tì nhà Ngân để tra hỏi’’(trang 393, 394, sđd)
‘’Mùa thu, tháng 8, vua cho là quân tinh nhuệ của giặc đều ở Nghệ An cả, các xứ Đông Đô của chúng nhất định suy yếu,bèn tăng thêm binh tượng, sai bọn Khu mật đại sứ Phạm Văn Xảo, Thái úy Lê Triện, Thái gám Lê Khả, Á hầu Lê Như Huân, Lê Bí đem hơn 3.000 quân 1 thớt voi đi tuần các xứ Thiên Quan , Quảng Oai, Quốc Oai, Gia Hưng, Quy Hóa , Đà Giang, Tam Đới , Tuyên Quang để cắt đứt đường viện binh của giặc từ Vân Nam sang; bọn thái úy Lê Bị, Thái giám Lê Khuyển [20a] đem 2.000 quân và1 thớt voi đánh ra các xứ Khoái Châu, Bắc Giang, Lạng Giang để chặn viện binh từ Lưỡng Quảng tới; bọn Tư không Lê Lễ và Lê Xí thì đem tinh binh tiến sau đaể phô trương thanh thế. Quân ta đi đến đâu, không mảy may xâm phạm của dân, chợ búa không thay đổi hàng quán. Vì thế, các lộ ở Đông Đô và các xứ phiên trấn, chỗ nào cũng vui mừng, tranh nhau mang trâu dê cơm rượu đến khao quân lính và đều hưởng ứng vây đánh các thành giặc. Quân Minh chỉ còn ngồi giữ để đợi viện binh mà thôi’’(trang 326, sđd).
Vua sai các tướng chia quân đi đánh các thành: Quốc Hưng đánh hai thành Điêu Diêu , và Thị Cầu; [26a] Lê Khả và Lê Khuyển đánh thành Tam Giang ; Lê Sát, Lê Thụ, Lê Lý, Lê Lãnh và Lê Triện đánh thành Xương Giang ; Lê Lựu và Lê Bôi đánh thành Khâu Ôn’’ (trang 330, sđd)
‘’Ngày 15, quân Minh đại bại, ta chém hơn 5 vạn thủ cấp giặc, bắt sống bọn Thôi Tụ, Hoàng Phúc và hơn 3 vạn tên, thu được vũ khí, ngựa chiến, vàng bạc, vải lụa nhiều không kể xiết. Còn những kẻ chạy trốn thì trong khoảng không đến 5 ngày đều bị bọn chăn trâu kiếm củi bắt gấn hết, không sót tên nào.
Bấy giờ Tổng binh Vân Nam là Kiềm quốc công Mộc Thạnh cùng với bọn Phạm Văn Xảo, Lê Khả, Lê Trung, Lê Khuyển cầm cự nhau ở Lê Hoa’’ (trang340, sđd)
‘’Tháng 5, ngày mồng 3, ban biển ngạch công thần cho 93 viên: Huyện thượng hầu 3 người là Lê [67a] Vấn, Lê Sát, Lê Văn Xảo. Á thượng hầu 1 người là Lê Ngân. Hương thượng hầu 3 người là Lê Lý, Lê Văn Linh, Lê Quốc Hưng, Đình thượng hầu 14 người là Lê Chích, Lê Văn An, Lê Liệt, Lê Thố, Lê Lễ, Lê Chiến, Lê Khôi, Lê Đính, Lê Chuyết, Lê Lỗi, Lê Nhữ Lãm, Lê Sao, Lê Kiệm, Lê Lật. Huyện hầu 14 người là: Lê Bị, Lê Bì, Lê Bĩ, Lê Náo, Lê Thụ, Lê Lôi, Lê Khả, Lê Bồi, Lê Khả Lang, Lê Xí, Lê Khuyển, Lê Bí,…’’ (trang 357, sđd)
‘’Lấy Lê Khuyển làm Nhập nội thiếu úy, Tham tri Hải tây đạo chư vệ quân sự thái giám như cũ; Lệ Khiêm làm đô [4b] áp nha tri tả ban sự’’ (trang 365, sđd).
‘’Mùa thu, tháng 7, thăng thiếu úy tham tri Hải Tây đạo chư vệ quân sự Lê Khuyển làm Tham tri chính sự, gia bổng thánh tráng sĩ vệ tổng quản thiếu úy tham tri chính sự’’ (trang 389, sđd).
‘’Lê Quán Chi, con trai Đại đô đốc Lê Khuyểnđang đêm tụ tập đánh giết người ở giữa chợ. Việc bị phát giác, Quán Chi phải hạ ngục, cung xưng dây dưa tới hơn 10 người là con cái nội quan và các quan chức khác (trang 415, sđd).
‘’Lấy các Tham tri chính sự Lê Thận, Đỗ Đại, Nguyễn Xí, Lê Thụ làm tri từ tụng sự’’ (trang 390, sđd).
– Theo Lam Sơn sự tích lịch đại đế vương [2]:
Tại phần cảm ân nghĩa ghi chép sự thật Lam Sơn khai quốc công thần, trong số 135 người có tên Đỗ Đạiở vị thứ 29 với lý lịch: ‘’Đỗ Đại người xã Thạnh Mỹ, huyện Lôi Dương, Long Hổ thượng tướng Liệt hầu ; thăng Bảo Thái công thần ; Hành quân Tổng quản; phụng Thánh chư quân Thái giám ; Nội ngoại chư dịch Thái phó Bảo công’’ (trang, sđd).
– Theo Khâm Định Việt sử thông giám cương mục (viết triều Nguyễn bởi Quốc sử quán triều Nguyễn) [3]:
Có người cáo tỏ rằng nhà Lê Ngân thờ Phật Quan Âm để cầu mong cho con gái là Huệ phi được vua yêu chiều. Bấy giờ nhà đang ngự ở cửa Đông trong thành, bèn sai Thái giám Đỗ Đại dẫn 50 võ sĩ đến khám nhà Lê Ngân, soát thấy có pho tượng Phật để thờ, vàng, bạc, và lụa màu. Nhà Vua sai bắt nô tì của Lê Ngân để xét hỏi’’(trang 919, sđd).
– Theo Lam Sơn thực lục (bản dòng họ Lê Sát)[4]: là tác phẩm văn xuôi bằng chữ Hán được biên soạn theo lệnh của vua Lê Thái Tổ được viết từ ngày mồng 6, tháng 12, năm Thuận Thiên thứ 4 (1431).
Biển ngạch công trạng của Đổ Khuyển như sau: ‘’Đỗ Khuyển được xếp thành tích II30 VĐ14 tức là có người tên trong khởi nghĩa Lam Sơn được ghi trong Lam Sơn thực lục, biển ngạch công thần được phong là Liệt hầu’’ (trang 218-219, sđd).
Bảng phong 93 công thần khởi nghĩa Lam Sơn gồm các hạng từ trên xuống dưới như sau:
Danh sách 14 người phong liệt hầu: ‘’Liệt hầu thập tứ nhân: Lê Bị, Lê Văn Ba, Lê Bôi, Lê Náo, Lê Nhi, Lê Lôi, Lê Khả, Lê Bồi, Lê Lãng, Lê Xí, Lê Bí, Lê Trung, Lê Thụ, Lê Khuyển’’ (trang 175-176, sđd).
1.2- Về thân thế sự nghiệp của Đỗ Khuyển [5], [6]:
Đỗ Khuyển: Ông người xã Diên Hào, huyện Lôi Dương. Đỗ Khuyển là con Đỗ Lỗi, làm quan cuối thời Trần và bà Lê Thị, quê làng Thịnh Mỹ, xã Đa Mỹ cùng huyện. Thân phụ ông hy sinh trong trận chiến chống giặc Minh thời Hồ Quý Ly. Sớm ý thức về thù nhà nợ nước, Đỗ Khuyển tìm đến lam Sơn xin làm gia thần cho Lê Lợi, được thu nhận và cho học võ nghệ.
Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa xung Bình Định Vương, dùng Đỗ Khuyển làm vệ sĩ. Buổi đầu khởi nghĩa muôn vàn gian lao, Đỗ Khuyển không hề xa rời chủ tướng nửa bước.
Tháng Giêng năm Bính Ngọ ( 1426), Đỗ Khuyểncùng Trần Nguyên Hãn, Lê Thiệt phục binh tại cầu Giát nhử quân giặc ở thành Diễn Châu kéo ra càn quét. Nghĩa quân nổi dậy bất ngờ chém đầu tướng Minh Vĩ Phượng và tướng ngụy Nguyễn Vinh. Tháng 8 năm ấy, Lê Lợi cho là quân tinh nhuệ của giặc đều ở thành Nghệ An cả, xứ Đông Đô quân ít, sức yếu bèn chia quân đi tuần tiễu đất Bắc để gây thanh thế. Đỗ Khuyểncùng thiếu úy Đỗ bí đem 200 quân và một con voi đi tuần các xé Khoái Châu, Bắc Giang, Lạng Giang để chặn viện binh ở lưỡng quảng sang. Nghĩa quân đi tới đâu cũng không phạm mảy may của dân, cho nên địa phương đều tranh nhau đem trâu, dê, cơm, rượu đến khao quân và hưởng ứng vây thành lũy giặc. Bởi thế, quân Minh chỉ còn cách đóng chặt cửa thành cố thủ, để đợi quân ngoài đến cứu viện. Đến tháng 12, Lê Lợi sai Trịnh Khả, Đỗ Khuyển đánh thành Tam Giang.
Đầu tháng giêng năm Đinh Mùi ( 1427), sau khi hạ thành Tam giang, Trịnh Khả và Đỗ Khuyển đóng giữ ở bên ngoài cửa Đông ( thành Đông Quan) cùng Đinh Lễ ở cửa Nam, Lê Chửng, Nghi Phúc ở cửa Tây, Lý Triện ở cửa Bắc, phối hợp vây hãm thành Đông Quan. Tháng 9 năm Đinh Mùi (1427), viện binh quân Minh chia 2 đường kéo sang xâm lược nước ta. Trong khi Liễu Thăng đánh vào cửa ải phá lũy, đạo quân Mộc Thạnh đánh vào cửa ải Lê Hoa. Bị nghĩa quân do các tướng Phạm Xuân Xảo, Trịnh Khảo, Lê Trung, Đỗ Khuyểnchặn đánh ngay tại cửa ải Lê Hoa. Lê Lợi gửi mật thư bảo Trịnh Khả, Đỗ Khuyển chỉ cốt cầm cự, tạo thế bất ngờ là chắc thắng. Đúng như Bình Đình Vương Lê Lợi dự đoán, Kiềm Quốc Công Mộc Thạnh tuổi già, từng trải công việc đã nhiều nên không khinh tiến, có ý chờ xem phía đạo quân An Viễn hầu Liễu Thăng binh tình ra sao rồi mới quyết định. Lê Lợi cho một tên chỉ huy của giặc bị ta bắt trong trận chi Lăng mang ấn, sắc, thư phù cho liễu Thăng đưa đến dinh quân Mộc Thạnh. Mộc Thạnh và tướng sĩ trông thấy đều hoang mang lo sợ. Đỗ Khuyển cùng Trịnh Khả, Phạm Văn Xảo dấn đầu trông tới đánh đuổi quân giặc, thắng lớn ở ngoài Nước Lạnh và Đan Xá, chém hơn một vạn thủ cấp, bắt được người và ngựa đều trên một nghìn, số bị chết đuối ở khe suối thì không kể xiết. Mộc Thạnh chỉ một mình một ngựa chạy thoát. Nghĩa quân bắt được khí giới, của báu, xe lương nhiều hơn so với trận thắng Xương Giang của đạo quân Thôi Tụ, hoàng phúc.
Tháng tư năm Mậu Thân (1428), vua ban biển nghạch cho 93 công thần, Đỗ Khuyển thuộc loại 14 người được phong tước huyện hầu. Tháng 11 năm ấy, vua ngự về Tây Đô (Lam Sơn) bái yết Sơn Lăng. Hôm vua trở về Đông đô (Hà Nội), đêm đã khuya có lệnh mở cổng thành đón ngự giá. Đỗ Khuyển coi giữ các vệ cấm binh, đứng trên cổng thành nói vọng xuống: “đêm tối khó phân biệt, không dám vâng theo chiếu”. Vua sai quân cầm đuốc sáng soi cao cho tỏ, Đỗ Khuyển nhận rõ đích xác là nhà vua mới cho mở cổng thành hộ thánh giá vào cung.
Cũng trong năm này, Đỗ Khuyển được Vua Lê Lợi ban quốc tính Lê (Lê Khuyển) cùng với các công thần Nhà Lê mang họ khác như: Phạm Văn Xảo (Lê Văn Xảo)
Năm Thuận Thiên thứ 3 (1430), Đỗ Khuyển được tiến phong tổng quản, ban kim phù vẫn coi quân cấm vệ.
Vua Thái Tông lên ngôi, Đỗ Khuyển được phong nhập nội thiếu úy tham tri Haỉ Tây đạo chư vệ quân kiêm thái giám như cũ.
Tháng 7 năm Đinh Tỵ (1437), vua gia phong cho Đỗ Khuyển làm tham tri chính sự.
Tháng 3 năm Tân Dậu (1441), Đỗ Khuyển hộ giá vua đi đánh Nghịch Nghiễm ở Châu Thuận Mỗi, bắt sống tướng Ai Lao là đạo quân Mông và vợ con ở động La Phe đảng đạo Nghiễm là Sinh Tượng và Chàng Đồng cũng bị bắt; Nghiễm thế cùng ra hàng. Vua đem quân về, dâng tù cáo thắng trận ở Thái Miếu, ban chức nhập nội tư mã cho Đỗ Khuyển.
Đời Nhân Tông, năm Thái Hòa thứ nhất (Qúy Hợi –1443), Đỗ Khuyển được tiếp phong nhập nội Đô Đốc bình chương quân quốc trọng sự.
Tháng Giêng năm Kỷ Mão (1459), Đỗ Khuyển bị bệnh nặng. Nhà vua ban cấp tiền, sai quan ngự y tới trị bệnh. Nhưng bệnh tình quá nặng, vua thân hành đến thăm, hồi lâu ông mất. Đó là ngày 17 tháng giêng năm Diên Ninh thứ 6. Vua lệnh nghỉ chầu 3 ngày, tặng chức Thái Sư cho Đỗ Khuyển.
Ông có 9 người con trai 13 người con gái. Con trai làm quan võ. Con gái lấy chồng vào các nhà Khuyểnthần như Nguyễn Như Lãm, Lê Văn Linh, Nguyễn Thuận….
1.3. Hành trạng nhân vật mang tên Lê Đại:
– Theo Lam Sơn thực lục (bản dòng họ Lê Sát)[2]:
Lê Đại được xếp thành tích IVB12 tức là người thứ 12 có công ở Lũng Nhai (Hội thề Lũng Nhai 1416), công hạng 2 (A: hạng 1, B: hạng 2, C: hạng 3). Ngoài ra không tìm thấy thông tin nào khác mang tên Lê Đạitrong Lam Sơn thực lục cũng như các tư liệu chính sử khác như Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử thông giám cương mục. Trong Lam Sơn thực lục, nếu một công thần tham gia khởi nghĩa Lam Sơn hy sinh trong trận mạc thì được ghi rõ công trạng và hy sinh (chết) trong bản phong công trạng của Vua Lê Lợi. Đối với nhân vật Lê Đại không thấy ghi hy sinh, nghĩa là sau cuộc kháng Minh thành công, ông vẫn còn sống, tiếp tục phò Nhà Lê (trang 219, sđd).
Qua hành trạng Lê Đại Có hai ông trùng tên Đại: Lê Đại và Đỗ Đại (Đỗ Khuyển, Lê Khuyển) tham gia khởi nghĩa Lam Sơn ghi trong Lam Sơn thực lục là hai người khác nhau.
1.4. Về thân thế sự nghiệp của Lê Quang Đại[7]:
Theo gia phả họ Lê Quang làng Năng An: hành trạng của Cai tri phó tướng Quản khê hầu Lê Quang Đại – Tiền Hiền Họ Lê Quang Làng Năng An như sau:
Ông Lê Quang Đại có tên: Ông Gốc, sinh khoảng đầu thế kỉ XV (1400) tại làng Mía (Cổ) bên hữu ngạn sông Chu (Thanh Hóa), nay là thôn Thịnh Mỹ xã Thọ Diên huyện Thọ Xuân – tỉnh Thanh Hóa, sinh ra trong một gia đình nghèo, cha mẹ làm nghề chài lưới ven sông Chu. Cha mẹ mất sớm khi ông mới lên 6 – 7 tuổi, được gia đình Lê Lợi cưu mang nhận vào giúp việc vặt trong nhà.
Dưới sự cai trị hết sức tàn bạo của nhà Minh. Lê Lợi đã sớm ý thức cảnh nô lệ của nhân dân, đứng ra quy tụ nhân tài, nhân sĩ trong khắp nước chuẩn bị khởi nghĩa. Đầu năm 1416, Lê Lợi cùng 18 người trong bộ chỉ huy khởi nghĩa đã tổ chức hội thề Lũng Nhai (Thanh Hóa), ngày 2 tháng giêng Mậu Tuất (7/2/1418) Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và tự xưng Bình Định Vương. Lúc này, Lê Quang Đại được tin dùng và giao việc làm giao liên cho quân khởi nghĩa.
Trong suốt 10 năm kháng chiến chống giặc Minh (1418-1427) có những lúc quân khởi nghĩa bị bao vây mấy tháng liền ở rừng Chi Linh, lương thực cạn kiệt phải ăn củ chuối, rau rừng thay cơm bữa. Mặc dù vậy, Lê Quang Đại cùng với binh sĩ không nao núng, một lòng một dạ với chủ tướng và hoàn thành xuất sắc mọi việc được giao cho, đã đóng góp nhiều việc quan trọng trong suốt cuộc kháng chiến chống quân Minh đến khi thắng lợi hoàn toàn (1427).
Đầu năm 1428 (Mậu thân) tháng 6 Lê Lợi lên ngôi hoàng đế Lê Thái Tổ đặt niên hiệu Thuận Thiên, ban thưởng cho các công thần. Lê Quang Đại được Vua ban tước Hầu hiệu là Quản Khê.
Trong suốt các triều đại từ Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông ông hết lòng tận tụy, trung thành với nhà Hậu Lê.
Năm 1470 quân Chiêm Thành kéo quân sang đánh úp Hóa Châu của nước Đại Việt, quân Chiêm rất hung bạo, bắt hàng ngàn người ở Hóa Châu đưa về nước làm nô lệ. Năm 1471 Minh quân Lê Thánh Tông hạ chiếu thân chinh dẫn 26 vạn binh đi chinh phạt Chiêm Thành. Trong đoàn binh có Lê Quang Đại được giao chức Cai Trị Phó Tướng. Tháng 6 năm 1471 (Tân mão) đại thắng quân Chiêm, Lê Quang Đại được cắt cử ở lại cai quản vùng đất mới. Sau đó ông Lê Quang Đại đã đưa cả gia đình gồm phu nhân, con gái và hai con trai từ Thanh Hóa vào thừa tuyên Quảng Nam (Đạo thứ 13) vừa mới thành lập. Ông được giao trấn thủ vùng đất phía đông phủ Tư Nghĩa. Ban đầu ở Cổ Lũy về sau ông tìm đến vùng đất phì nhiêu bên hữu ngạn Vệ Giang (Sông vệ ngày nay). Tại đây, Ông cùng 2 con (trưởng Lê Quang Mậu, thứ nam Lê Quang Vệ) cùng với các cư dân từ phía Bắc vào, đã khai hoang được 300 mẫu ở Châu Lư (Chân Lư) 38 mẫu ở Đồng Xe và 20 mẫu ở An Bàn (Long Bàn – Sông Vệ ngày nay). Tất cả số ruộng đất này được cấp theo định xuất cho các cư dân, trích lập quỹ đất để cấp cho cư dân đến sau, phần còn lại sung vào công điền, công thổ. Từ đây ông đã thành lập làng Toàn An (xưa) nay cãi là làng Năng An.
Năm Bảo Đại Thứ 19 (1943) Ông được Hoàng đế sắc phong Dực Bảo Trung Hưng Linh phò chi thần (giao cho dân làng thờ phụng như một vị thần) và công nhận là Tiền Hiền khai khẩn làng Toàn An (Năng An). Hai con của Ông đã có công lớn trong công cuộc khai khẩn đất đai, lập làng, đã được triều đình công nhận và phong tước: con trưởng Lê Quang Mậu là Mậu TàiHầu, con thứ Lê Quang Vệ là Vệ Tài Bá. Hai ông lập thành hai phái:
Phái Nhất con cháu: Mậu Tài Hầu
Phái Nhì con cháu: Vệ Tài Bá
Các thế hệ lưu hạ đến nay được 22, 23 đời. Con cháu hai phái phân cư khắp trong Nam ngoài Bắc, Tây Nguyên và Hải Ngoại
Năm 2003, Mộ và nhà thờ Tiền Hiền Lê Quanglàng Năng An được UBND Tỉnh Quảng Ngãi cấp bằng công nhận di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh cấp tỉnh, thành phố.
Hằng năm vào ngày mùng 10 tháng 03 âm lịch, con cháu khắp nơi tề tựu về nhà thờ làm lễ Rước sắc phong, lễ tế nêu danh công đức Tiền Hiền, dâng hương và báo công lên Tiền Nhân. Con cháu trong toàn tộc luôn luôn nêu cao và giữ vững hào khí “Lam Sơn” xưa, ghi ơn sâu sắc lớp lớp các thế hệ Tiền Nhân, dù cho thế cuộc đổi thay, con tạo xoay vần:
Vệ Giang muôn đời vẫn chảy
Dòng họ Lê Quang mãi mãi trường tồn
Toàn Tộc Lê Quang đoàn kết, đồng lòng hướng đến tương lai sáng lạng !
2. Bàn luận:
2.1. Đỗ Khuyển, Lê Khuyển và Đỗ Đại là một người?
Trong công cuộc kháng chiến chống quân Minh dưới sự khởi xướng và tụ nghĩa của Lê Lợi trong khởi nghĩa Lam Sơn bắt đầu từ Hội thề Lũng Nhai (1416) đến khi kết thúc cuộc kháng chiến kết thúc, giang sơn Đại Việt thu về một mối (năm 1428), Vua Lê Thái Tổ đã ban quốc tính cho các công thần có công với Nhà Hậu Lê của các họ khác như Phạm Vân (Lê Vấn), Trịnh Khả (Lê Khả), Võ Liễu (Lê Liễu), Doãn Nổ (Lê Nổ)…Phải chăng trường hợp Đỗ Khuyển cũng nằm trong trường này? Nếu Đỗ Khuyển được ban quốc tính sẽ được gọi là Lê Khuyển; Đỗ Đại sẽ được gọi là Lê Đại. Phải chăng Đỗ Khuyển còn có tên gọi khác là Đỗ Đại? Qua khảo cứu các tư liệu, chúng tôi lần lượt phân tích để làm sáng tỏ những vấn đề quan tâm trên.
Theo tác giả Phan Đại Doãn và cộng sự vào đấu năm 1977 đã tìm thấy bản sao chữ Hán “Khai quốc công thần Thái sư Định Quốc công Đỗ Đại bi sự tích” tại một gia đình ở thôn Mật, xã Thiệu Phúc, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Sau đó, nhóm tác giả đãnhờ ông Phạm Văn Kinh, Nghiên cứu viên Viện Sử học trở lại gia đình ở thôn Mật (đang giữ văn bản) đối chiếu kiểm tra bản sao. Tiếp đó, bản thân tác giả Phan Đại Doãn nhận được văn bản của PGS. Jao Ta Kao người Nhật gửi tặng. Qua khảo sát, tác giả nhận thấy đây là bản sao lại văn bia thần đạo Đỗ Khuyển; không rõ đây là bản sao lần thứ mấy. Nhóm tác giả cho rằng Đại là tên do con cháu ông thay đổi về sau. Khuyển có nghĩa là chó, nghe không được đẹp, nên con cháu đổi thành Đại. Chữ Khuyển và chữ Đại – có tự dạng giống nhau [8.]
Chính vì vậy, trong các tư liệu chính sử như Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Lam Sơn thực lục, chúng tôi thấy có đoạn viết tên là Đỗ Khuyển, có đoạn viết tên là Đỗ Đại. Còn tên Lê Khuyển là tên ban quốc tính Lê như các công thần khác, ví dụ: Lê Bị (Đỗ Bị), Lê Lôi (Trịnh Lôi), Lê Khả (Trịnh Khả), Lê Xí (Nguyễn Xí), Lê Bí (Đỗ Bí), Lê Khắc Phục (Trịnh Khắc Phục)…
Qua các tư liệu, chúng tôi thấy rằng Đỗ Khuyển chính là Đỗ Đại và có họ tên ban quốc tính là Lê Khuyển tức là Đỗ Khuyển, Đỗ Đại và Lê Khuyển là một người.
Căn cứ Lam Sơn thực lục (bản dòng họ Lê Sát), theo bảng phong công trạng cho thấy rằng trong thời kỳ khởi nghĩa Lam Sơn thành công, Đức Vua Lê Thái tổ xét phong công trạng tìm thấy tên Đỗ Khuyển và Lê Đại, nhưng không tìm thấy tên Đỗ Đại. Trong Lam Sơn thực lục, Đỗ Khuyển và Lê Đại với công trạng khác nhau. Chúng tôi chưa tìm thấy tên Lê Quang Đại, cũng như chưa tìm thấy tên Lê Đại trong Đại Việt sử ký toàn thư và Khâm Định Việt sử thông giám cương mục cũng như trong Đại Việt thông sử [9] là những tư liệu chính sử của nước ta viết vào giai đoạn lịch sử Nhà Lê sơ. Tuy nhiên, theo gia phả Lê Quang – Năng An có ghi Ngài Lê Quang Đại tham gia khởi nghĩa Lam Sơn được Vua tin dùng và làm giao liên cho quân khởi nghĩa. Về Lê Đại trong Lam Sơn thực lục và Lê Quang Đại trong gia phả của tộc Lê Quang – Năng An có phải là một người hay không thì cần được tìm hiểu thêm.
2.2. So sánh thân thế sự nghiệp Đỗ Khuyển (Đỗ Đại, Lê Khuyển) và Lê Quang Đại trong lịch sử nhà Lê Sơ (1428-1527):
Họ và tên |
Đỗ Khuyển |
Lê Quang Đại |
Tên húy |
Đỗ Đại (đồng dạng Hán tự) |
Lê Gốc |
Tên ban quốc tính |
Lê Khuyển, Lê Đại |
|
Quê quán |
Diên Hào, huyện Lôi Dương, |
Làng Mía (Cổ) bên hữu ngạn sông Chu (Thanh Hóa), nay là thôn Thịnh Mỹ xã Thọ Diên huyện Thọ Xuân – tỉnh Thanh Hóa |
Cha |
Đỗ Lỗi |
Không rõ |
Mẹ |
Bà Lê thị |
Không rõ |
Ngày mất |
17/01/1459 |
Sau bình Chiêm 1471 |
Hội thề Lũng Nhai (1416) |
Có dự |
Không |
Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1428) |
Có |
Có |
Tham gia bình Chiêm 1471 |
Chết trước cuộc bình Chiêm 12 năm |
Có tham gia bình Chiêm 1471. Tháng 6/1471 lập Thừa tuyên Quảng Nam, ông được sai phái cai quản vùng sông Vệ |
Chức vụ qua các thời kỳ nhà Lê Sơ |
Triều vua Lê Lợi, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông |
Triều vua Lê Lợi, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông |
|
Thái giám; Long Hổ thượng tướng Liệt hầu; thăng Bảo Thái công thần; Đô đốc bình chương quân quốc trọng sự; Hành quân Tổng quản; phụng Thánh chư quân Thái giám; Nội ngoại chư dịch Thái phó Bảo công |
Quản Khê hầu (Triều vua Lê Lợi) Cai tri Phó tướng (Triều vua Lê Thánh Tông) |
Con cái |
Có 9 người con |
Có hai người con |
Truyền hậu duệ |
Tộc Lê – Diên Hào, huyện Lôi Dương (không rõ số đời) |
Tộc Lê làng Năng An, đến nay 22, 23 đời |
Tài liệu tham khảo: