Gia phả dòng họ

Thần tích thần sắc Họ Lê Việt Nam

LÊ CHIÊU

  1. Tên thần: Lê Chiêu 黎招
  2. Tên sách: Ninh Bình tỉnh Gia Viễn huyện Vân Trình tổng Bái Tức xã Trung thôn thần tích寧平省嘉遠縣雲程總拜息社中村神蹟
  3. Kí hiệu sách: a4/16, lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm
  4. Số trang: 12 trang, sách chép tay, chữ Hán.
  5. Người soạn: Hàn Lâm viện, Đông các Đại học sĩ Nguyễn Bỉnh.
  6. Niên đại: Vĩnh Hựu thứ 2 (1736)
  7. Tóm lược nội dung: Thần tích ghi sự tích về Lê Chiêu, cha là Lê Trác người thôn Nhuệ, xã An Hoạch, huyện Thạch Thành, phủ Thiệu Thiên, mẹ là Hoàng Thị Điềm. Ông có tư chất thông minh, thông thạo thiên kinh vạn quyển, giỏi binh thư. Lê Chiêu phò tá đắc lực vua Đinh Bộ Lĩnh trong việc dẹp loạn 12 sứ quân, được Đinh Bộ Lĩnh phong làm Chiêu Nghĩa Đại vương. Sau khi khải hoàn trở về, ông được phong là Chiêu Nghĩa, cấp cho ruộng đất. Ông cùng với ông Thận (em họ của vua Đinh) đến thôn Trung, xã Bái Ân xây dựng cung sở, cố kết lòng dân, hun đúc phong tục tốt đẹp. Sau khi hóa, Ngài được vua Lý Thái Tổ biết rõ là bậc đại thần trung nghĩa nên đã phong tặng làm Chiêu Nghĩa Đại Vương, tặng thêm mỹ tự là “Hùng Lược Chiêu Dung Phụ Quốc Tôn Thần”, ban sắc chỉ cho thôn Trung, xã Bái Ân phụng thờ.
  8. Địa danh: thôn Trung, xã Bái Tức, tổng Vân Trình, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. 

LÊ CHÂN

  1. Tên thần: Lê Chân黎真
  2. Tên sách: Hải Phòng (tỉnh) Hải An huyện Đông Khê tổng An Biên xã thần tích海防省海安縣東溪總安邉社神蹟
  3. Kí hiệu sách: a20/11, lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm
  4. Số trang: 11 trang, sách chép tay, chữ Hán, có chữ Nôm.
  5. Người soạn: Hàn Lâm viện, Đông các Đại học sĩ Nguyễn Bỉnh.
  6. Niên đại: Hồng Phúc nguyên niên (1572)
  7. Tóm lược nội dung: Thần tích ghi sự tích về Lê Chân quê ở làng An Biên, Đông Triều, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương, cha là Lê Đạo và mẹ bà là Trần Thị Châu. Lê Chân lớn lên là người có nhan sắc, giỏi võ nghệ lại có tài thơ phú. Sau khi cha mẹ bị sát hại, bà phải rời bỏ quê theo đường sông xuôi xuống phía Nam, đến vùng An Dương, cửa sông Cấm. Thấy địa hình, đất đai thuận lợi, bà dừng lại lập trại khai phá, chiêu mộ trai tráng để luyện binh. Khi Hai Bà Trưngdấy binh khởi nghĩa, bà đã đem theo binh lính gia nhập quân khởi nghĩa của Hai Bà Trưng và lập được nhiều chiến công. Lê Chân được Trưng Vương phong là Thánh Chân công chúa, giữ chức chưởng quản binh quyền nội bộ, đứng ra tổ chức, luyện tập quân sĩ, tăng gia sản xuất. Sau khi hóa, bà được các vua đời sau cũng có chiếu phong là: Thánh Chân Công Chúa Thượng Đẳng Phúc Thần, ban sắc chỉ cho xã An Biên, huyện An Dương phụng thờ.
  8. Địa danh: xã An Biên, tổng Đông Khê, huyện Hải An, tỉnh Hải Phòng.

 LÊ LAI

  1. Tên thần: Lê Lai黎來
  2. Tên sách: Hà Đông tỉnh Thường Tín phủ Thượng Phúc huyện Cổ Hiền tổng Quần Hiền xã thần tích河東省常信府上福縣古賢總群賢社神蹟
  3. Kí hiệu sách: a2/90, lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm
  4. Số trang: 16 trang, sách chép tay, chữ Hán, có chữ Nôm.
  5. Người soạn: Lễ Bộ, Hàn Lâm viện, Đông các Đại học sĩ Nguyễn Bỉnh.
  6. Niên đại: Hồng Phúc nguyên niên (1572)
  7. Tóm lược nội dung: Thần tích ghi sự tích về bốn anh em nhà họ Lê, gồm Lê Lai, Lê Lợi, Lê Thạch, Lê Thiện, người huyện Ngọc Lặc, đạo Thanh Hóa. Trước tình cảnh nhà Hồ suy tàn, dân chúng lầm than, quân Minh xâm lược bờ cõi, bốn anh em nhà họ Lê đã chiêu mộ hiền tài, dựng nước xưng vương, lập ra đội ngũ tướng lĩnh, dấy binh khởi nghĩa ở đất Lam Sơn dẹp loạn nhà Hồ, chống quân Minh xâm lược. Trong đó, thần tích ghi chép cụ thể về việc Lê Lai đem quân đến trại Bảo Hiền, huyện Thượng Phúc, phủ Thường Tín, thành Thăng Long xây dựng đồn lũy ứng phó quân Minh, khiến cho dân chúng được yên ổn. Khi bọn Trần Trung, Liễu Thăng nhà Minh đem quân sang xâm lược, ông đã dẫn suất quân lính ra ứng chiến, song trong tình thế nguy cấp, ông đã cải trang thành Lê Lợi và bị quân Minh giết chết. Lê Lai được phong tặng là: Tế Thế Hộ Quốc Hiển Ứng Anh Linh Thượng Đẳng Thần. Đến đời vua Lê Nhân Tông, ông được truy phong là: Tế Thế Dực Thánh Khang Dân Phù Vận Trung Liệt Đại Vương, ban sắc cho trang Bảo Hiền phụng thờ.
  8. Địa danh: xã Quần Hiền, tổng Cổ Hiền, huyện Thượng Phúc, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông.

LÊ (?)

  1. Tên thần: Lê [?] 黎 [?]
  2. Tên sách: Thanh Hóa tỉnh Đông Sơn huyện Quảng Chiếu tổng An Hoạch xã Thượng thôn thần tích清化省東山縣廣照總安穫社上村神蹟
  3. Kí hiệu sách: b2/6, lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm
  4. Số trang: 10 trang, sách chép tay, chữ Hán, có chữ Nôm.
  5. Người soạn: Hàn Lâm viện, Đông các Đại học sĩ Nguyễn Bỉnh
  6. Niên đại: Vĩnh Hựu thứ 3 (1737)
  7. Tóm lược nội dung: Thần tích ghi sự tích về Lê [?], là người có tư chất thông minh, giỏi kinh sách, trên thông thiên văn dưới tường địa lý. Ông từng thi đỗ khoa trường, được phong là Sĩ Trí Thừa tướng. Khoảng năm Đoan Khánh, ông dẫn lĩnh binh lính đánh dẹp quân Đông di xâm phạm cướp bóc, được phong tặng thêm là Sĩ Trí Thừa tướng quyền chưởng Nguyên soái Đại tướng quân. Trong khi đi tuần trấn phủ qua trấn Thanh Hoa, ông đã xây dựng cung sở ở khu trang Nhuệ, xã An Hoạch, huyện Đông Sơn, phủ Thiệu Thiên, bỏ ra tiền của cứu giúp người nghèo, khuyến khóa nông tang, lòng dân yêu kính. Sau khi xin về trí sĩ, ông đến trấn Nghệ An dạy học. Sau khi mất, dân chúng trang Nhuệ cảm ân đức của ông mà xin lập đền phụng thờ.
  8. Địa danh: thôn Thượng, xã An Hoạch, tổng Quảng Chiếu, huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hóa.

LÊ PHỤNG HIỂU

  1. Tên thần: Lê Phụng Hiểu黎奉曉
  2. Tên sách: Thanh Hóa tỉnh Thọ Xuân phủ Nam Dương tổng Lư Khánh xã thần tích清化省壽春府南陽總閭慶社神蹟
  3. Kí hiệu sách: b2/10, lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm
  4. Số trang: 7 trang, sách chép tay, chữ Hán, có chữ Nôm.
  5. Người soạn: Không ghi
  6. Niên đại: Không ghi
  7. Tóm lược nội dung: Thần tích ghi sự tích về Lê Phụng Hiểu. Ông có tư chất thông minh, khôi ngô, cao lớn, giỏi võ nghệ, là đô vật có tiếng không có đối thủ. Ngài đã giúp xã đứng ra giúp làng Cổ Bi giành đất với xã Đàm Xá mà vốn lẽ thuộc về làng Cổ Bi. Lê Phụng Hiểu có công lớn dẹp loạn phản nghịch, phò Thái tử Lý Phật Mã lên ngôi vua, tức Lý Thái Tôn. Sau khi làm lễ đăng quang, vua Lý Thái Tông thăng luôn cho Lê Phụng Hiểu lên chức Đô thống Thượng tướng quân, tước hầu. Ông một lòng phò tá nhà Lý lập được nhiều công trạng lớn, đánh đuổi Chiêm Thành, giữ vững ổn định cho đất nước Đại Việtbên trong cũng như bên ngoài. Sau khi hóa, nhà vua phong ông là Thượng Đẳng Phúc Thần.
  8. Địa danh: xã Lư Khánh, tổng Nam Dương, phủ Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

TRẦN THỊ NGỌC

  1. Tên thần: Trần Thị Ngọc 陳氏玉
  2. Tên sách: Lãng Động Thượng xã thần tích朗洞上社神蹟
  3. Kí hiệu sách: b2/17, lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm
  4. Số trang: 6 trang, sách chép tay, chữ Hán.
  5. Người soạn: Lý trưởng Trịnh Xuân Khiêm sao chép.
  6. Niên đại: Bảo Đại thứ 6 (1931) sao chép.
  7. Tóm lược nội dung: Thần tích ghi sự tích về bà Quốc mẫu Hoàng Thái hậu đời Lệ, tên họ là Trần Thị Ngọc. Bà là vợ Lê Lợi – thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, sau trở thành vua Lê Thái Tổ.
  8. Địa danh: thôn Thượng, xã Lãng Động.

LÊ DU

  1. Tên thần: Lê Du 黎瑜
  2. Tên sách: Ninh Bình tỉnh Yên Khánh phủ Yên Khánh huyện Yên Vệ tổng các xã thôn thần tích寧平省安慶府安慶縣安衛總各社村神蹟
  3. Kí hiệu sách: a4/32, lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm
  4. Số trang: 1 trang, sách chép tay, chữ Hán.
  5. Người soạn: Không ghi
  6. Niên đại: Không ghi
  7. Tóm lược nội dung: Thần tích ghi sự tích về Lê Du, tên húy là Du, tên tự là Hân, thụy là Hồng Nguyên. Vào khoa Nhâm Thìn năm Vĩnh Thịnh thứ 1 (1705), đời Lê, ông thi đỗ tứ trường. Khoa thi Hội, ông đỗ Tam giáp, kính vâng đảm nhiệm Thị nội Văn chức, Dụ Đức Tả Thị lang, Quốc tử giám, Quốc tử sinh kiêm Thị giảng Thiêm sự, Hàn lâm Đông các Đại học sĩ,…
  8. Địa danh: xã An Vệ, tổng Yên Vệ, huyện Yên Khánh, phủ Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.

LÊ LỘNG

  1. Tên thần: Lê Lộng 黎弄
  2. Tên sách: Thanh Hóa tỉnh Thọ Xuân phủ Bất Nạo tổng Công Lập thôn thần tích清化省壽春府不撓總功立村神蹟
  3. Kí hiệu sách: b2/16, lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm
  4. Số trang: 4 trang, sách chép tay, chữ Hán, có chữ Nôm.
  5. Người soạn: Không ghi
  6. Niên đại: Không ghi
  7. Tóm lược nội dung: Thần tích ghi sự tích về Lê Lộng, viên tướng tài ba. Dưới thời Lê sơ, ông cùng với các tướng lĩnh thống lĩnh binh lính chiến đấu chống quân xâm lược nhà Ngô, và dành được nhiều chiến công to lớn. Ông còn sớm tham gia vào đội ngũ nghĩa quân Lam Sơn của Lê Lợi. Năm Mậu Thân (1428), Lê Lộng được phong chức vị, tựớc Khang Vũ hầu. Năm Kỉ Tị, ông bị ốm mà chết, được phong tặng là: Thái Úy Khang Quốc Công. Có sắc ban cho các đạo phụng thờ.
  8. Địa danh: thôn Công Lập, tổng Bất Nạo, phủ Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

LÊ HOẰNG

  1. Tên thần: Lê Hoằng黎弘, Lê Vũ黎武, Lê Uy黎威
  2. Tên sách: Hà Đông tỉnh Thường Tín phủ Thượng Phúc huyện Thượng Cung tổng Thượng Cung xã thần tích河東省常信府上福縣上供總上供社神蹟
  3. Kí hiệu sách: a2/98, lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm
  4. Số trang: 10 trang, sách chép tay, chữ Hán, có chữ Nôm.
  5. Người soạn: Bộ Lễ, Hàn lâm viện Đông các Đại học sĩ Nguyễn Bính.
  6. Niên đại: Hồng Phúc nguyên niên (1572)
  7. Tóm lược nội dung: Thần tích ghi sự tích về 3 anh em Lê Hoằng, Lê Vũ, Lê Uy, người trang Thượng Hồng, huyện Thượng Phúc, phủ Thường Tín, cha Lê Đoan, vợ là Phạm Thị Thành, võ nghệ toàn tài, được vua Lê Thái Tổ tín nhiệm cho là Thần tướng, nắm quyền quản thủy bộ. Ba ông thống lĩnh binh mã dẹp yên giặc Chiêm Thành xâm lấn bờ cõi đất nước. Trên đường trở về triều, ba ông đi qua bản quán, mỗi người đồn trú một cõi đất ở đấy mà không trở về triều, rồi ba ông đều hóa ở đấy. Nhà vua ban sắc chỉ cho người dân trang Thượng Hồng, huyện Thượng Phúc, phủ Thường Tín, lập miếu phụng thờ ở nơi hóa của các ông, phong tặng các ông lần lượt là: Đương Cảnh Thành Hoàng Ứng Linh Hiển Hựu Thượng Đẳng Phúc Thần Đại Vương, Đương Cảnh Thành Hoàng Nam Hải Hộ Quốc Thượng Đẳng Phúc Thần Đại Vương, Đương Cảnh Thành Hoàng Đông Hải Uy Linh Thượng Đẳng Phúc Thần Đại Vương. Tiếp sau, văn bản ghi chép ngày hóa, tên húy, định lệ lễ cúng tế.
  8. Địa danh: xã Thượng Cung, tổng Thượng Cung, huyện Thượng Phúc, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông.

LÊ PHỤNG HIỂU

  1. Tên thần: Lê Phụng Hiểu黎奉曉
  2. Tên sách: ???
  3. Kí hiệu sách: a2/99, lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm
  4. Số trang: 12 trang, sách chép tay, chữ Hán, có chữ Nôm.
  5. Người soạn: Lễ bộ Thượng thư Nguyễn Hiền kính ghi chép.
  6. Niên đại: Duy Tân thứ 4 (1910) sao chép.
  7. Tóm lược nội dung: Thần tích ghi sự tích về hai vị Đại Vương là Lê Phụng Hiểu và Lý Thường Minh. Trong đó, ghi về Lê Phụng Hiểu, người có diện mạo phi thường, giỏi võ nghệ, có công dẹp loạn phản nghịch, đánh phạt giặc Chiêm. Sau đó, Ngài tuần du khắp bốn bể, rồi hóa ở trang Văn Giáp. Nhà vua liền lệnh cho người dân trang ấy xây dựng đình để phụng thờ ông. Có bài thơ gồm 4 câu ca ngợi Ngài. Vua ban sắc phong là Thượng Đẳng Thần. Tiếp sau, văn bản ghi chép ngày hóa, tên húy, định lệ lễ cúng tế các tiết trong năm.
  8. Địa danh: xã Giáp Văn.

 

LÊ TRIỆN

  1. Tên thần: Lê Triện 黎篆
  2. Tên sách: Hà Đông tỉnh Chương Mỹ huyện các xã thần tích 河東省彰美縣各社神蹟
  3. Kí hiệu sách: a2/3, lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm
  4. Số trang: 8 trang, sách chép tay, chữ Hán, có chữ Nôm
  5. Người soạn: Không rõ
  6. Niên đại: Hồng Thuận nguyên niên (1509)
  7. Tóm lược nội dung: Thần tích ghi sự tích Tướng quân Lê Triện. Ngài họ Lê, húy Triện, người phủ Bái Đô, làm quan thời Lê Thái Tổ. Khi Lê Lợi khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Triện cùng Lê Lễ, Lê Ngân, Lê Bí, Lê Xí tham gia phụ tá, đánh đuổi quân Minh, trở thành công thần nhà Lê. Sau được phong Tây Kỳ vương Thượng đẳng thần, lập miếu ở An Duyệt, nhiều lần hiển ứng.
  8. Địa danh: xã An Duyệt, tổng Mỹ Lương, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Đông

LÊ MINH THỰ

  1. Tên thần: Lê Minh Thự 黎 明 署
  2. Tên sách: Hà Đông tỉnh Sơn Lãng huyện Đại Bối tổng Giang Triều xã Thần tích 河 東 省 應 和 府 山 郎 縣 大 貝 總 各 社 神 蹟
  3. Kí hiệu sách: a2/49, lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm
  4. Số trang: 33 trang, sách chép tay, chữ Hán, có chữ Nôm
  5. Người soạn: Nguyễn Bính Soạn năm Hồng Phúc thứ nhất (1572)
  6. Niên đại: Nguyễn Nguyễn Hiền sao chép năm Vĩnh Hựu thứ 4 (1735)
  7. Tóm lược nội dung: Thần tích Lê Minh Thự người xã Đan Nê huyện Yên Định phủ Thiệu Thiên châu Ái, cha là Lê Danh Mĩ, mẹ là Trần Phương Nương người Giang Triều. Lê Minh Thự phò tá Lê Lợi khởi nghĩa Lam Sơn bình định giặc Ngô (quân Minh). Lê Lợi lên ngôi phong Lê Minh Thự là Hiển Đức Bảo Hựu Đại vương. Sau Lê Minh Thự xin về quê mẹ, xem xét địa thế xây dựng cung sở. Nhân dân Giang Triều, Đại Bối nghênh đón xin làm thần tử. Sau khi hóa, Ngài được vua ban sắc phong Thượng đẳng Phúc thần, nhân dân Giang Triều phụng thờ.
  8. Địa danh: xã Giang Triều, tổng Đại Bối, huyện Sơn Lãng, tỉnh Hà Đông

LÊ ĐẠI BIÊN

  1. Tên thần: Lê Đại Điên Giác Hoàng Thiền sư Đại vương 黎 大 顛 覺 皇 禪 師 大 王
  2. Tên sách: Hà Đông tỉnh Hoài Đức phủ Từ Liêm huyện Dịch Vọng tổng Dịch Vọng Tiền xã Thần tích 河 東 省 懷 德 府慈 廉 縣 驛 望 總 驛 望 前社神 蹟
  3. Kí hiệu sách: a2/60, lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm
  4. Số trang: 45 trang, sách chép tay, chữ Hán, có chữ Nôm
  5. Người soạn: Nguyễn Bính Soạn năm Hồng Phúc thứ nhất (1572)
  6. Niên đại: Nguyễn Nguyễn Hiền sao chép năm Vĩnh Hựu thứ 4 (1735)
  7. Tóm lược nội dung: Niên hiệu Đại Khánh triều Lý, ở phủ Thanh Hoa có trẻ lên ba tự xưng Hoàng tử, hiệu là Giác Hoàng hoàng đế, được vua đón về cung. Sau khi Giác Hoàng bị bệnh mất, thác sinh ở trong cung. Sau khi mất được sắc phong là Lê Đại Điên Giác Hoàng Thiền sư Đại vương
  8. Địa danh: xã Dịch Vọng Tiền

LÊ ĐẠI GIÁC THIÊN SƯ ĐẠI VƯƠNG

  1. Tên thần: Lê Đại Điên Giác Hoàng Thiền sư Đại vương 黎 大 顛 覺 皇 禪 師 大 王
  2. Tên sách: Hà Đông tỉnh Hoài Đức phủ Từ Liêm huyện Dịch Vọng tổng Dịch Vọng Tiền xã Thần tích 河 東 省 懷 德 府慈 廉 縣 驛 望 總 驛 望 前社神 蹟
  3. Kí hiệu sách: a2/60, lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm
  4. Số trang: 45 trang, sách chép tay, chữ Hán, có chữ Nôm
  5. Người soạn: Nguyễn Bính Soạn năm Hồng Phúc thứ nhất (1572)
  6. Niên đại: Nguyễn Nguyễn Hiền sao chép năm Vĩnh Hựu thứ 4 (1735)
  7. Tóm lược nội dung: Niên hiệu Đại Khánh triều Lý, ở phủ Thanh Hoa có trẻ lên ba tự xưng Hoàng tử, hiệu là Giác Hoàng hoàng đế, được vua đón về cung. Sau khi Giác Hoàng bị bệnh mất, thác sinh ở trong cung. Sau khi mất được sắc phong là Lê Đại Điên Giác Hoàng Thiền sư Đại vương
  8. Địa danh: xã Dịch Vọng Tiền

LÊ CÔNG HÀNH

  1. Tên thần: Lê Công Hành 黎 公 衡
  2. Tên sách: Hà Đông tỉnh Thường Tín phủ Thượng Phúc huyện Bình Lăng tổng Vũ Lăng xã Đào Xá thôn Bản nghệ Thần tích 河 東 省 常 信 府 上 福 縣 平 陵 總 武陵社陶 舍村神 蹟
  3. Kí hiệu sách: a2/88, lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm
  4. Số trang: 9 trang, sách chép tay, chữ Hán, có chữ Nôm
  5. Người soạn:
  6. Niên đại: sao chép năm Khải Định 3 (1918)
  7. Tóm lược nội dung: Thần tích về ngài tên húy là Công Hành, nguyên họ Bùi, được ban quốc tính họ Lê, người Quất Động, Thượng Phúc (tức xã Quất Động tổng Bình Lăng huyện Thượng Phúc phủ Thường Tín). Thời Lê Thái Tông niên hiệu Thiệu Bình, ngài sang Yên Kinh tuế cống. Sau ngài đem nghề thêu và nghề làm lọng học được Yên Kinh về dạy cho dân xã Vũ Lăng. Sau khi mất được dân xã tôn làm Bản nghệ Tiên sư, thời Lê Cảnh Hưng phong làm Phúc thần.
  8. Địa danh: thôn Đào Xá, xã Vũ Lăng.

(Còn tiếp)

BAN NGHIÊN CỨU PHẢ TÔC – HĐHL  VIỆT NAM

Các tin liên quan