HLVN – Trong lịch sử y học Việt Nam có lẽ ít người gây được những ảnh hưởng to lớn và sâu rộng đến các thế hệ mai sau như Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Với thiên tài kiệt xuất, khả năng lao động phi thường và lòng yêu thương con người tha thiết, ông đã cống hiến cho nền y học dân tộc những tác phẩm vô giá.
Chân dung Hải Thượng Lân Ông (1770-1791) (Ảnh: Internet
Sinh ra và lớn lên trong một một gia đình dòng dõi khoa bảng, Lê Hữu Trác là con thứ của Tiến sĩ Lê Hữu Mưu, cháu ruột của Tiến sĩ Lê Hữu Kiều (bố vợ nhà bác học Lê Quý Đôn), ngay từ thời thơ ấu, cậu đã rất thông minh và hiếu học lớn lên, theo con đường cử nghiệp của ông cha, Lê Hữu Trác cũng đỗ đạt và làm quan, nhưng vinh hoa không làm ông loá mắt như lời ông vẫn thường tâm sự “Công danh trước mắt trôi như nước/ Nhân nghĩa trong lòng chằng đối phương”.
Chẳng bao lâu, Lê Hữu Trác cáo quan, về ở ẩn nơi quê mẹ và lấy tên hiệu là Hải Thượng Lãn Ông nghĩa ông già lười ở xứ Hải Dương (quê cha) và Bầu Thượng (quê mẹ), dựng nhà ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) để hưởng thú điền viên phụng dưỡng mẹ già và trị bệnh giúp đời: “Cung đàn chén rượu vẫn là vui/ Lo lắng cho người dạ chẳng ngưôi”.
Trong suốt cuộc đời làm thuốc Lãn Ông luôn luôn tâm niệm: “Nghệ làm tuổi trẻ, tôi đã phải bỏ nghiệp nho theo nghề y hơn 10 năm đèn sách nghiên cứu đêm ngày, trau dồi nghề nghiệp, trong lòng chỉ luôn nghĩ đến việc cứu giúp người đời”.
Một hôm, người dân chài tên là Thuộc có con gái 13 tuổi mắc bệnh đậu mùa đến xin ông cứu chữa. Giữa trưa hè nóng bức, trên một bến sông hoang vắng, em bé nằm trong con đò nát, gối mình trong cát bỏng, mùi tanh thối nồng nặc xông lên trong không gian chật chội, cố nén cơ buồn nôn,tay luôn luôn gạt những giọt mồ hôi đầm đìa trên trán. Mỗi lần tới thăm bệnh Lãn Ông phải khom người chui xuống lòng thuyền. Ác chứng của cơn bệnh hiểm nghèo đã có lúc khiến cho ông nản lòng.
Nhưng ngay đêm hôm ấy, trước sự đau khổ và lòng thành tâm của vợ chồng bác thuyền chài trái tim nhân đạo của vị y sư đã xúc động mãnh liệt. Thế là ông lại vượt lên gian khó, lao vào cuộc chiến đấu mới ác liệt với tử thần và trước sau đúng 1 tháng 4 ngày cháu bé đã hoàn toàn khỏi bệnh. Chẳng những ông không lấy tiền thuốc men, lễ tạ mà còn giúp đỡ cả gạo, củi, dầu, đèn cho gia đình bệnh nhân.
Tượng và bia ghi công đức của Hải Thượng Lãn Ông tại Khu di tích ở Hương Sơn, Hà Tĩnh.
Vào những năm 50-60 của đời mình,tiếng tăm của Lãn Ông lan truyền khắp đất nước. Kẻ giàu sang, người nghèo hèn từ những xóm vắng, làng xa đến các cung vua, phủ chúa, hễ ai có bệnh “thập tử nhất sinh” đều tìm đến mái nhà tranh thôn dã của ông để xin chữa bệnh. Năm 1782, chúa Trịnh Sâm làm bệnh nặng. Ngưỡng mộ tài năng của vị y sư bạc trắng mái đầu, phủ chúa cho với ông lên kinh đô để thăm bệnh. Trong thời gian ở kinh kỳ, Lãn Ông đã chữa khỏi cho nhiều vương tôn công chọn triều đình và bệnh tình của chúa Trịnh cũng dần dần thuyên giảm. Ông được chúa Trịnh trọng dụng và giữ lại ở trong phủ đề thường trực thuốc thang Rồi khi có điều kiện thuận lợi ông xin trở về Hương Sơn.
Về tới quê nhà, ông lại sống cuộc đời thanh bạch của mình trong tình thương yêu của bà con thôn xóm Và, tối đến bên be rượu, ấm trà ngát hương trời và mát dịu ánh trăng những dòng thơ kỳ thủ lại vang ngân Ngày ngày xem bệnh vừa xong/ Đêm đêm tựa bóng trăng trong gầy đàn/ Vùng đồng cao vẫn ngủ tràn/ Bởi lòng tơ tưởng chữ nhàn mà say”
Nhưng Lãn Ông đâu có nhàn mà cũng chẳng lười như ông thường nhận (Lãn Ông là Ông Già Lười). Có chăng ông chỉ lười ở chốn quan trường và say mê thủ an nhàn nơi thôn dã. Cả cuộc đời ông là một tấm gương lao động cần cù, sáng tạo. Vào buổi hoàng hôn của đời mình, Lãn Ông đã chuyển tâm hoàn thành bộ Y tông tâm lĩnh gồm 28 tập, 66 quyền mà ông đã thai nghén từ gần 30 năm trước đó. Đêm đêm, ông làm việc cặm cụi trong thư phòng, dưới ánh đèn khuya, giữa những đống tài liệu và cây thuốc, tắm mình trong những suy tưởng thật cao quý, thiêng liêng…
Mùa đông năm Canh Tuất (1790), Lãn Ông đã tới gần tuổi ra, ở vào độ tuổi xưa nay hiếm”, ông bắt đầu cảm thấy sức khoẻ giảm sút. Không dám xông xáo đi chữa bệnh ở nhiều nơi như trước, ông chỉ khám và chữa bệnh tại nhà. Ngoài giờ làm việc, ông thường cùng bạn hữu vui thủ đàn nhạc, thường nguyệt ngâm thơ và tranh thủ biên soạn y văn, lòng còn ôm áp hoài bão đem những kinh nghiệm quý báu của mình truyền lại cho thế hệ mai sau. Nhưng cái rét ghê gồm của mùa đông năm ấy đã ngăn cản những dự định tốt đẹp của ông.
Một buổi chiều cuối đông mưa phùn. Gió bấc từng cơn rít qua khe cửa, lùa vào đình Tối Quảng, nơi Lãn Ông ngồi đọc sách. Ông vội đứng dậy đi vào nhà, cảm thấy trong người khó chịu, ho giật từng hồi, khạc ra đơmg đặc… Tuy vậy, buổi tối, bên ngọn đèn dấu trong thư phòng người dân ở Bầu Thượng vẫn thấy một ông già chòm râu thưa dài và mái tóc bạc xõa đến vai như một ông tiên đang ngồi cặm cụi ghi chép. Hình như làm việc đã là một thói quen, một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc đời của ông già tự xưng là Ông Già Lười này.
Nhưng đến một sáng đầu xuân, ngày 12 tháng Giêng năm Tân Hợi (1791), thói quen đó vĩnh viễn không bao giờ còn thực hiện được. Sau mấy ngày vui cái Tết cuối cùng của cuộc đời mình, Lãn Ông linh cảm thấy sự chẳng lành đang đến với mình. Ông lên giường nằm, nhắm mắt nhưng không sao ngủ được “nỗi niềm nhân thể” vẫn canh cánh bên lòng.
Đúng sáng hôm Rằm tháng Giêng, khi vợ con trong nhà đang làm lễ cúng thì Lãn Ông thiếp đi không còn hay biết gì nữa. Mọi người đổ sâm cho ông, ông chỉ mở mắt nhìn khắp nhà mà chẳng nói được lời nào. Rồi ông từ biệt cõi đời này trên quê mẹ (thôn Bầu Thượng xã Tịnh Diệm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh) trong niềm thương xót và biết ơn vô hạn của gia đình và bà con làng xóm.
Ánh nắng dịu nhẹ của một buổi sáng đầu xuân chiếu vào phòng dát vàng trên khuôn mặt hiền từ, nhân hậu của ông… Mặc dù đã qua đời hơn 200 năm nhưng tên tuổi và sự nghiệp, tâm hồn và trí tuệ của Hải Thượng Lãn Ông vẫn sống mãi trong lòng những người thấy thuốc và nhân dân Việt Nam, tài năng và đức độ của ông vẫn như một ngôi sao sáng lấp lánh giữa bầu trời y học nước nhà.
GS.TS.NGND LÊ GIA VỊNH
(Nguồn Đặc san tạp chí Nhân lực nhân tài Việt)