Danh nhân họ Lê

Câu chuyện lịch sử: Những tấm gương người Họ Lê vượt khó thành tài

HLVN – Những tấm gương vượt khó trong học tập thời xưa đã được sử sách ghi chép để lưu

đến muôn đời. Hiếu học từ xa xưa đã trở thành một nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam. Từ xa xưa dù có nghèo đói đến mấy cũng cố gắng cho con đi học lấy chữ để thành người. Có biết bao nhiêu những tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập để thành tài. Họ là Các tấm gương vượt khó trong học tập mà mọi thế hệ sau của chúng ta vẫn mãi phải noi gương.

Nhà s học Lê Văn u (tranh minh hoạ).

Lê Văn Hưu là một trong những tấm gương vượt khó trong học tập ở Việt Nam. Ông sinh năm 1230 mất 1322 quê xã Phủ Lí, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa (nay là thôn Phủ Lí Trung, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa). Ông là Danh sĩ, sử gia đời vua Trần Thái Tông. Khi Lê Văn Hưu còn trong bụng mẹ thì bố ông đã bị mất. Ông sống với mẹ và ông ngoại là Đỗ Tất Bình, một nhà nho tinh thông địa học, phong thủy…

Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống vì sớm mồ côi cha nhưng ông đã cố gắng chăm chỉ học tập để thành tài. Năm Đinh mùi 1247 ông đỗ Bảng nhãn, 17 tuổi ra làm

pháp quan, giữ việc hình luật. Rồi ông giữ đén chức Thượng thư bộ Binh, tước Nhân Uyên Hầu. Ngoài ra ông còn là thầy dạy học của Thượng tướng Trần Quang Khải…Tính ông thích đi du ngoạn, xem xét núi sông, lưu tâm nghiên cứu về địa lý.

Đến đời vua Trần Thánh Tông, ông giữ chức Học sĩ Viện Hàn lâm, kiêm Tu viện Quốc sử. Ông phụng chỉ soạn bộ Đại Việt sử kí soạn xong trong năm Nhâm Thìn 1272. Sách gồm 30 quyển, ghi chép từ đời Triệu Võ Đế đến đời vua Lý Chiêu Hoàng. Bộ sử này của ông đã được vua Trần Thánh Tông ban chiếu khen.

Trạng Quét Quát (tranh minh họa).

Lê Quát là một trong những tấm gương nổi tiếng vượt khó trong học tập. Ông sinh năm 1319, mất năm1386. Tên tự là Bá Quát, hiệu Phong Mai, người huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa (cùng quê với Lê Văn Hưu).

Trong sách “Tấm gương hiếu học xưa và nay” kể rằng gia đình ông vốn

rất nghèo khổ. Vì không có ruộng vườn, trâu bò. Hai mẹ con ông phải làm nghề quét rác ở chợ kiếm sống qua ngày. Tuy gia cảnh bần hàn nhưng người mẹ vẫn quyết tâm cho con ăn học. Lê Quát học rất giỏi, đọc gì thuộc đấy. Cảm phục trước đức ham học của cậu bé bà con hàng xóm đã sẵn lòng cưu mang giúp đỡ hai mẹ con.

Lê Quát vượt qua hoàn cảnh khó khăn để trở thành người học trò xuất sắc của thầy Chu Văn An. Ông học hành chăm chỉ cố gắng đã thi cử đỗ đạt và góp ích cho đời. Dưới thời vua Trần Minh Tông, ông thi đỗ chức Thái học sinh (tiến sĩ) ra làm quan. Ông dần được thăng tới chức Thượng thư Hữu bật nhập nội hành khiển, là vị quan đứng thứ hai trong triều.

Nhân dân thường gọi ông là “Trạng Quét” (một cậu bé chuyên làm nghề quét rác đã vượt khó phấn đấu vươn lên đỗ đạt thành tài) là để khen ngợi ý chí học hành của cậu bé nghèo.

BAN BIÊN SOẠN

Các tin liên quan