Hội đồng họ Lê các tỉnh thành

Hà Nội: Cần nghiên cứu – bảo tồn – lịch sử nhà thờ họ Lê Phượng Mỹ

      HLVN- Theo các cụ truyền nhân kể lại và một số tư liệu lưu giữ, tổ chức Hội đồng họ Lê Việt Nam (HĐHLVN)  được thành lập từ năm 1930 thế kỷ trước, lấy tên là “Bắc Kỳ Lê Tộc Hội”. Do cụ Lê Văn Chiến, Lê Duy Vượng, Lê Thăng sáng lập- Do quan án sát cụ Lê Đình Lục làm chủ tịch, cụ Lê Thăng làm tổng thư ký. Hội đã thâu nhân hầu khắp các tỉnh miền Bắc và miền Trung.

      Từ năm 1948 – 1954 hội đổi tên thành “Bắc Việt Lê Tộc Hội” do cụ Lê Văn Tư làm hội trưởng. Cụ Lê Thăng làm tổng thư ký, trụ sở vẫn tại 12 phố Gia Ngư, Hoàn Kiếm Hà Nội. Thời kỳ này do chiến tranh nên nghi lễ giỗ vua Lê Lợi được làm tại đền thờ vua Lê Thánh Tông, phố hàng bột, Đống Đa, (Trong khuôn viên chùa Huy Văn ngày nay).

     Từ 1971 – 1975 hội lấy tên là “Lê Tộc Ái Hữu Tương Tế Hội” do cụ Lê Quý Đáp, Cụ Lê Công Thành làm hội trưởng. Cụ Lê Văn Trường làm tổng thư ký. Trụ sở đặt tại 137 đường công lý Sài Gòn, sau rời đến 306 Nguyễn Minh Chiến Sài Gòn. Các nghi lễ truyền thống được làm tại trụ sở của hội, có một lần làm lớn tại trường quốc gia âm nhạc Sài Gòn.

     Do biến thiên của lịch sử dân tộc, các mong ước của các cụ sáng lập chưa được nhiều, Nhưng chứng tỏ dù trong hoàn cảnh nào con cháu họ Lê vẫn cố gắng duy trì dây liên lạc, giữa những người cùng chung lý tưởng, tương thân tương ái, giữa những người cùng chung huyết thống Lê tộc, hiếu nghĩa trọn tình, từ ải Nam Quan tới mũi cà mau.

    Từ 1976 – 1981 – 1984. do thế sự hội sinh hoạt tại gia trao đổi qua thăm hỏi và điện thoại, hội thu hẹp dần tế tự chủ yếu tại trụ sở hội 306, đường Nguyễn Minh Chiến Sài Gòn.

    Năm 1984 một số cụ di trú sang hải ngoại và tiếp tục kết nối dòng tộc ở các nước và thành lập hội – Hiện tại ngày 30/06/1991 đã thành lập “Lê Tộc Hội Hải Ngoại”. Có trụ sở tại California, và được chính phủ Mỹ công nhận là Hội bất vụ lợi có điều lệ hội từ ngày 25/9/1991 do cụ Lê Duy Hồng làm chủ tịch.

    Bắc Kỳ Lê Tộc Hội là tiền thân của HĐHLVN ngày nay, tới năm 2020 vừa tròn 90 năm. Trụ sở được đặt tại, số 12 phố Gia Ngư, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Nhà thờ họ được xây dựng khánh thành năm 1938 tới nay đã 82 năm, là nơi tụ họp, dâng lễ tri ân cao thái tổ hoàng đế Lê Lợi của “Bắc Kỳ Lê Tộc Hội” tại xóm Đông, thôn Phượng Mỹ, xã Mỹ Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nội (tác giả cụ Lê Duy Hồng từ hải ngoại).

Nơi đây đã từng làm trụ sở hội họp của Bắc Kỳ Lê Tộc Hội, tới nay đã ngót một trăm năm, có nhiều nét hoa văn độc đáo, hoành phi câu đối có giá trị. Có bức chân dung cao thái tổ hoàng Đế Lê Lợi di rước từ Lam Kinh Thanh Hóa ra phụng thờ khoảng năm 1942- 1944.

Bốn bức hoành phí có nội dung:

1- TIẾN TỔ THỊ HOÀNG
2- LAM SƠN TÚ KHÍ
3- LÊ THỤ TRƯỜNG XUÂN
4- LAN TÚ

Thượng lương: “Dựng cột, cất nóc vào giờ tốt, ngày lành, tháng 12 năm Mậu Dần (1938 ).

Tám câu đối tri ân ca ngợi công đức của tổ tiên họ Lê, của Cao thái tổ hoàng đế Lê Lợi, truyền răn, mong muốn con cháu dòng họ Lê sống làm người có đức, biết ơn đất nước, dân tộc, tổ tiên… mãi trường tồn.,. Khẳng định nhà thờ tọa trên mảnh đất địa linh nhân kiệt “Khắp nơi thờ phụng nghìn thu chấn hưng đất Long Biên”… Theo cụ Lê Văn Nguyện thì trong các chữ nghĩa trên hoành phi, câu đối, thượng lương tại nhà thờ này còn rất nhiều ý nghĩa, ý tứ cần có thời gian nghiên cứu và bình phẩm, nghiêm túc.

Từ nhiều năm nay, nhà thờ này được HĐHL các cấp, con cháu, nội ngoại và nhân dân quan tâm, tới dâng hương, tri ân, nghiên cứu,…

Cần có một hội nghị xác định nhà thờ họ Lê là một di tích lịch sử văn hóa quý giá của địa phương và dòng họ bởi nơi đây, thờ phụng tri ân anh hùng dân tộc Lê Lợi. Ông tổ trung hưng thứ II của nước Việt Nam ta. Đồng thời đánh dấu sự hình thành và phát triển của HĐHL các cấp ở trong và ngoài nước.

Cần được xác lập, bảo tồn, tôn tạo, đặc biệt là chân dung cao thái tổ hoàng đế Lê Lợi, làm bằng chất liệu vải từ trước năm 1942, đã có hiện tượng xuống cấp cần được nghiên cứu phục chế sớm. (Khuôn viên nhà thờ trước đây hàng ngàn mét vuông ,nay chỉ còn trên 800 mét vuông).

Đề nghị chính quyền địa phương xã Mỹ Hưng, huyện Thanh Oai tham gia công tác truyền thông và bảo tồn. Phát động mọi người nội ngoại họ Lê trong và ngoài nước, lan tỏa tới các kênh tin tức, lưu trữ, tìm sắc phong, sách báo, lưu truyền trong dân gian, dịch thuật, giải nghĩa, hán nôm, hán tự, Kiệu rước, ghi chép tư liệu truyền miệng… gửi về ban phả tộc, hội đồng họ Lê thành phố Hà Nội.

Nội ngoại họ Lê tại nhà thờ Phượng Mỹ tổng hợp thành một bài viết về lịch sử nhà thờ sự hình thành, tồn tại, phát triển với thời gian đến 2020 gắn với bắc kỳ Lê Tộc Hội và họ Lê Việt Nam.

Đề nghị chi phái họ Lê có nhà thờ, họp thống nhất, có tờ trình đề nghị các cấp, quan tâm nghiên cứu, có chương trình, kế hoạch phục chế, tu bổ, bảo tồn di tích nhà thờ.

Đề nghị UBND xã Phượng Mỹ, phối hợp với dòng họ Lê sở tại thủ từ nhà thờ, họ Lê huyện Thanh Oai, họ Lê TP Hà Nội và họ Lê Việt Nam thành lập ban gia phả nhà thờ cao thái tổ hoàng đế Lê Lợi, tại xóm Đông thôn Phượng Mỹ, xã Mỹ Hưng Thanh Oai, Hà Nội. ( Trong tháng 6/2020)

Tổng hợp, nghiên cứu tư liệu biên soạn các tư liệu về lịch sử nhà thờ, quá trình hình thành và phát triển của “ Bắc Kỳ Lê Tộc Hội” đến hội đồng họ Lê Việt Nam ngày nay. (tập 1 xong trong tháng 5-6/2020)

Tổ chức mời các chuyên gia, nghiên cứu phục chế, bảo tồn chân dung đức vua Lê Lợi (trong tháng 7/2020 )

Tổ chức hội thảo khoa học cấp thành phố – cấp trung ương về di tích lịch sử nhà thờ. ( Tháng 8 nửa đầu tháng 9/2020 )

Khi đủ điều kiện thì đề nghị nhà nước các cấp công nhận di tích lịch sử văn hóa.

Huy động nguồn tài chính từ các cá nhân, tổ chức để bảo tồn di sản nhà thờ và chân dung đức vua Lê Lợi, anh hùng dân tộc.

Hàng quý hội đồng họ Lê các cấp giao ban cùng ban phả tộc nhà thờ… để kịp thời giải quyết các khó khăn vướng mắc và thống nhất chương trình hành động.

Hiện tại đề nghị thủ từ và chi họ cùng địa phương quan tâm công tác bảo vệ di sản nhà thờ. Tránh bị hư hỏng và trộm cắp.

Hội đồng họ Lê thành phố Hà Nội đề nghị TT hội đồng họ Lê huyện Thanh Oai là cơ quan thường trực của HĐHL HN cộng tác với thủ từ, chi họ Lê xóm Đông, Phượng Mỹ thường xuyên nắm bắt trao đổi tiến trình thực hiện kế hoạch này.

LÊ ĐÌNH BÌNH

Các tin liên quan